Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi" gây xúc cảm mạnh cho người xem

Ngọc Ánh - 10:54, 25/09/2024

Họa sĩ Lê Sa Long chia sẻ, động lực thôi thúc anh bắt tay vào vẽ bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi" chính là khi xem bản tin thời sự về trận lũ quét ở thôn Làng Nủ, Lào Cai. Hình ảnh về những mất mát, tang thương tại đây đã khiến anh không thể ngồi yên. Bức tranh gây xúc động nhất đối với anh là chân dung cô bé làng Nủ – đã mất hết gia đình, nhà cửa chỉ sau một đêm kinh hoàng.

Tác phẩm ""Nhà em đâu? Cha mẹ em đâu rồi?"
Tác phẩm "Nhà em đâu? Cha mẹ em đâu rồi?"

Bộ tranh được họa sĩ Sa Long vẽ chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 10 - 14/9, ngay sau khi anh xem bản tin về trận lũ quét ở thôn Làng Nủ (tỉnh Lào Cai). Xúc động trước những hình ảnh tang thương khi cơn lũ đi qua, anh vẽ liền mạch 13 bức.

Tác phẩm ""Bộ đội giúp dân sơ tán"
Tác phẩm "Bộ đội giúp dân sơ tán"

“Thương lắm, đồng bào tôi” có nhiều bức thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Nhà nước với bà con vùng lũ như Thủ tướng Phạm Minh Chính tới hiện trường vụ sạt lở thôn Làng Nủ chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lũ; Bộ Quốc phòng điều máy bay chuyển hàng hóa cứu trợ tới Cao Bằng hay 4 chiến sĩ bộ đội giúp dân sơ tán đến nơi an toàn... Nhiều bức vẽ gây xúc động mạnh khi thể hiện sự mất mát, đau thương bởi sau lũ, nhiều trẻ em mất đi người thân, gia đình như bức Nhà em đâu? Cha mẹ em đâu rồi? hay bức 3 người dân trong bão lũ 11/9...

Tác phẩm ""Bộ đội đưa người dân ra khỏi vùng lũ"
Tác phẩm "Bộ đội đưa người dân ra khỏi vùng lũ"

Bộ tranh còn có bức chân dung Giáo sư Lê Ngọc Thạch - Giảng viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên, người đã gửi sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng qua báo Tuổi Trẻ để ủng hộ đồng bào miền Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ. Trong tranh, hoạt động quyên góp ủng hộ, động viên bà con vùng lũ vượt qua khó khăn không chỉ có ở người lớn mà còn xuất hiện ở thế hệ măng non, là thông điệp về việc giáo dục, lan tỏa truyền thống biết thương yêu, chia sẻ vẫn luôn được tiếp nối trong cộng đồng. Qua từng nét vẽ, họa sĩ Lê Sa Long không chỉ thể hiện nỗi đau, mà còn làm nổi bật tinh thần dân tộc, sự nghĩa tình và đoàn kết giữa người dân Việt Nam. Bộ tranh là một sự tri ân và là lời động viên, chia sẻ sâu sắc đến đồng bào các tỉnh phía Bắc – những người đang phải đối mặt với những mất mát lớn lao sau thiên tai.

Tranh vẽ Bộ Quốc phòng điều máy bay chuyển hàng hóa cứu trợ tới Cao Bằng
Tranh vẽ Bộ Quốc phòng điều máy bay chuyển hàng hóa cứu trợ tới Cao Bằng

Thời gian tới, họa sĩ Lê Sa Long sẽ tổ chức buổi triển lãm bộ tranh “Thương lắm, đồng bào tôi”. Số tiền bán tranh sẽ được gửi đến người dân chịu ảnh hưởng của bão số 3.

Những ngày qua, bằng nhiều cách khác nhau, giới họa sĩ Việt cũng tích cực ủng hộ người dân các tỉnh bị lũ lụt phía Bắc. Ngoài vẽ tranh động viên tinh thần, một số họa sĩ như Nghệ sĩ Nhân dân Trà Giang, Họa sĩ Đoàn Nguyên, Lê Thiết Cương, Đinh Công Đạt... cũng đã tổ chức bán tranh để quyên góp tiền đến các tổ chức, chung tay cùng người dân cả nước xoa dịu một phần nỗi đau với cộng đồng.

Chiến sĩ bộ đội giúp dân ổn định cuộc sống sau bão lũ
Chiến sĩ bộ đội giúp dân ổn định cuộc sống sau bão lũ
Anh Nathan Keers dùng thuyền phát cơm cho người dân bị cô lập do lũ ở Thái Nguyên
Anh Nathan Keers dùng thuyền phát cơm cho người dân bị cô lập do lũ ở Thái Nguyên
Họa sĩ Sa Long đang vẽ bộ tranh
Họa sĩ Sa Long đang vẽ bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi"

Họa sĩ Lê Sa Long (Hội viên Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh) là tên tuổi quen thuộc trong giới mỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực vẽ tranh chân dung. Ông từng đoạt giải Nhất chân dung ký họa do Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 1999. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với độc giả qua bộ tranh Khẩu trang và người nổi tiếng (2020) và Sài Gòn thời giãn cách (2021)...

Tin cùng chuyên mục
Nỗ lực đẩy lùi hủ tục ở miền biên viễn: Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” để đẩy lùi tảo hôn (Bài 2)

Nỗ lực đẩy lùi hủ tục ở miền biên viễn: Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” để đẩy lùi tảo hôn (Bài 2)

Tỉnh Cao Bằng đã và đang vận dụng hiệu quả nguồn lực của Chương trình MTQG 1719 để hướng tới hoàn thành mục tiêu Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025”. Những hoạt động được tỉnh tích cực triển khai trong thời gian qua đã và đang thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS.