Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga- Bảo vật quốc gia

Nguyệt Anh - 14:45, 06/04/2022

Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga thời Lê Sơ là chiếc bình gốm cổ đầu tiên được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012.

Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là tên gọi của một chiếc bình gốm thuộc sưu tập độc bản trong tàu cổ Cù Lao Chàm khai quật vào năm 1999 – 2000, hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là tên gọi của một chiếc bình gốm thuộc sưu tập độc bản trong tàu cổ Cù Lao Chàm khai quật vào năm 1999 – 2000, hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Chiếc bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là một đại diện tiêu biểu cho dòng gốm men trắng vẽ lam, thường gọi là gốm hoa lam. Dòng gốm hoa lam Việt Nam xuất hiện từ thời Trần thế kỷ 14 và phát triển liên tục cho tới ngày nay. Đặc biệt vào thế kỷ 15, dòng gốm hoa lam đã phát triển tới đỉnh cao chẳng những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Chiếc bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là chiếc bình gốm thuộc sưu tập độc bản trong tàu cổ Cù Lao Chàm khai quật vào năm 1999 – 2000 mà Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được lưu giữ và trưng bày.

Số l­ượng hiện vật trong con tàu Cù Lao Chàm với hơn 240 nghìn, không kể hàng vạn mảnh vỡ, hàng nghìn hiện vật đã bị trục vớt trước khi khai quật khảo cổ là một con số khổng lồ. Trong số hàng hóa này có cả một số gốm Chămpa, Trung Quốc và Thái Lan, được các nhà nghiên cứu thống nhất cho là đồ dùng của thủy thủ đoàn. Phần còn lại là hàng hóa gốm sứ có nguồn gốc sản xuất ở Hải Dương và Thăng Long phía Bắc Việt Nam.

Niên đại con tàu cũng đ­ược các nhà khoa học thảo luận. Ở Việt Nam, các ý kiến đều cho là khoảng giữa tới cuối thế kỷ 15 dư­ới thời Lê sơ. Ý kiến về niên đại này khác hẳn với Butterfiels, cho vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 .

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hiện vật gốm tàu cổ Cù Lao Chàm phản ánh rõ nét sự phát triển mạnh mẽ của các loại đồ gốm xuất khẩu với kiểu dáng, loại men và hoa văn rất phong phú, đặc sắc, đóng góp tích cực vào truyền thống riêng biệt của gốm Việt Nam.

Hình chim thiên nga trên bình gốm hoa lam
Hình chim thiên nga trên bình gốm hoa lam

Trong số những cổ vật phát hiện trong con tàu đắm ở Cù Lao Chàm có gốm sứ của nhiều nước khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là chiếc bình gốm có hình thiên nga. Đặc biệt hơn cả, nó chính là gốm sứ được làm từ bàn tay của những nghệ nhân người Việt.

Chiếc bình gốm hoa lam vẽ thiên nga có kích thước lớn nhất, với chiều cao: 56,5cm và đường kính miệng: 23,8cm. Bình có dáng búp sen, miệng loe tròn, gờ miệng phẳng. Thân phình thuôn dần xuống đáy. Từ miệng, cổ và thân bình đều được vẽ trang trí hoa lam bao gồm 7 băng hoa văn: hoa dây, cánh sen kép trong có xoắn ốc, vân mây dải hình khánh, phong cảnh, cây hoa lá, sóng nước, lá đề xen kẽ bốn chim thiên nga với các tư thế bay đậu khác nhau, theo chủ đề phi minh túc thực. Có chú đuôi hướng lên trên, cổ tạo góc vuông hướng về phía trước, đầu hướng trước như đang quan sát chăm chú. Có chú lại như đang tung bay giữa không trung. Sự chuyển màu đậm nhạt trên mình thiên nga vô cùng tinh tế. Những nét viền miêu tả cánh cũng thoáng đạt và mềm mại. 

Ảnh: BTLSQG
Ảnh: BTLSQG

Theo các nhà nghiên cứu, hình thiên nga này được vẽ theo kiểu truyền thống trong khung cảnh cây cỏ, khóm tre, mang đặc đặc trưng của Việt Nam. Bên cạnh hình thiên nga thuộc đề tài động vật, bình còn vẽ nhiều đề tài khác như phong cảnh sơn thủy với mây trời, cây cối…

Từng có những tranh cãi xung quanh xuất xứ của chiếc bình gốm. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật vẽ những vân mây, hình rồng, một số nhà nghiên cứu đã khẳng định chiếc bình trên ắt hẳn phải thuộc về lò quan Thăng Long chứ không thể là của Chu Đậu. Những cuộc khai quật ở Hoàng thành Thăng Long đã tìm thấy rất nhiều những mảnh gốm có hoa văn tương tự.

Chiếc bình gốm này xứng đáng là một tác phẩm gốm nghệ thuật độc đáo, vật chứng tiêu biểu của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 15.

Việc phát hiện và nghiên cứu chiếc bình gốm hoa lam sẽ cho ta những tư liệu quý giá về hoạt động làm gốm sứ, giao thương của lò gốm quan tại Hoàng thành. Qua đó, bổ sung nguồn tư liệu quý giá khi phục dựng, tái hiện lại Hoàng thành Thăng Long qua các thời kỳ.

Kể từ được lưu giữu tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đến nay, chiếc bình này đã được giới thiệu trong nhiều cuộc trưng bày chuyên đề ở trong và ngoài nước.