Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chương trình 1719

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thúy Hồng (thực hiện) - 16:18, 26/11/2024

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

PV: Thưa bà, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên cho trẻ em, nhất là đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS. Xin bà đánh giá những chính sách đã tác động như thế nào đối với quyền và lợi ích của trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Trẻ em Việt Nam chiếm khoảng 1/4 dân số, là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, vì vậy Đảng và Nhà nước đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách, pháp luật như: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chỉ thị số 28 của Bộ Chính trị về Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc... Hệ thống luật pháp dần được hoàn thiện đặc biệt Luật trẻ em được ban hành, vấn đề trẻ em được quan tâm lồng ghép vào các văn bản.

Các chương trình, chính sách của Chính phủ được ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực. Các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được xã hội hoá, thu hút được nhiều nguồn lực của các tổ chức, cá nhân... Nhiều mục tiêu về trẻ em được thực hiện có hiệu quả, như tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi giảm, trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non với hầu hết trẻ 5 tuổi được đến lớp mẫu giáo, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở...

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, ban hành nhiều chính sách ưu tiên như trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa, quy định trẻ trước khi vào lớp 1 được học tiếng Việt, học sinh các DTTS rất ít người được hỗ trợ như trẻ mẫu giáo được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở, học sinh các cấp 40%, học sinh bán trú 60%, trường nội trú 100%... Vì vậy, sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào DTTS đã có chuyển biến đáng kể, như đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở cấp tiểu học đạt hơn 98%, tỷ lệ học sinh hoàn thành Chương trình giáo dục tiểu học vào học cấp trung học cơ sở đạt 93,2%... 

Chính phủ phê duyệt Chương trình sức khoẻ học đường; Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và MN, hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho 100% trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào DTTS và MN... 

Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên chăm lo cho trẻ em được phát triển toàn diện
Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên chăm lo cho trẻ em được phát triển toàn diện

Đặc biệt triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã xây dựng các mô hình nhằm trang bị cho học sinh DTTS nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích thúc đẩy các em nói lên tiếng nói của mình, thay đổi cách nghĩ, cách học, cách làm và góp phần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở vùng cao. 

Những chính sách nêu trên cho thấy, sự quan tâm đặc biệt, những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đối với đồng bào DTTS nói chung và trẻ em DTTS nói riêng.

PV: Những vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay đối với trẻ em, nhất là trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi là gì thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Những chính sách nêu trên cho thấy sự quan tâm đặc biệt, những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đối với đồng bào DTTS nói chung và trẻ em DTTS nói riêng. Chúng ta rất phấn khởi trước những thành tựu đã đạt được trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em DTTS và MN nhưng cũng còn băn khoăn về một số vấn đề cấp thiết, cần thiết.

Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể thấp còi ở khu vực miền núi vẫn cao gấp 2-3 lần so mặt bằng chung toàn quốc. Kết quả điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 cho thấy, tỷ lệ SDD thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi vùng miền núi phía Bắc là cao nhất( 37,4%), sau đó là Tây nguyên ( 28,8%).

Tình trạng tai nạn thương tích, đặc biệt đuối nước ở trẻ em đang ở mức cao. Trung bình mỗi năm có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước (cao nhất khu vực Đông Nam Á), chiếm khoảng 50% các ca tử vong do tai nạn thương tích ở các địa phương như Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lai Châu… 

Vấn đề xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, xâm hại tình dục, là vấn nạn rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lâu dài suốt cuộc đời của trẻ, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của não bộ, sức khoẻ thể chất và tâm thần, nguy cơ bỏ học thậm chí có em mang thai, sinh con khi còn là trẻ em... 

Trong tháng 8/2023, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 240 cuộc gọi có nội dung liên quan đến xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, trong đó có 67 cuộc gọi liên quan đến xâm hại tình dục, 22 cuộc liên quan đến tình huống trẻ em bị bạo lực, bắt nạt...; 87% trẻ em 12-17 tuổi sử dụng internet ít nhất 1lần/ngày, 72% trẻ em chơi game online...

Trẻ em vung DTTS và miền núi đang đối diện nhiều vấn đề cấp thiết cần giải quyết
Trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn đang đối diện nhiều vấn đề cấp thiết cần giải quyết

Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, bị xâm hại, bạo lực, tai nạn, thương tích, đuối nước, vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng, đáng lo ngại. Báo cáo của Cục Trẻ em tại Diễn đàn các tổ chức xã hội tháng 3/2024 nhận định, tình hình xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, tăng 12,5% so với năm 2022; nhiều nguy cơ tiềm ẩn làm gia tăng xâm hại trẻ em nhất là bạo lực trong gia đình, bạo lực với trẻ em nhỏ tuổi, xâm hại trẻ em trên mạng.

Mới đây, theo kết quả của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Hội LHPN Việt Nam và TW Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức khảo sát xã hội học tại 63 tỉnh/thành, chỉ có 4,7% hiểu biết về quyền được bảo vệ không bị bỏ mặc, bỏ rơi và 3,9% biết đến quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, 28,6% đồng tình với quan niệm "yêu cho roi, cho vọt".

PV: Theo bà, để giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi cần có giải pháp gì trong giai đoạn tiếp theo?

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Để trẻ em thực sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em cần tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. 

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò, trách nhiệm của gia đình, cha mẹ và người dân trong thực hiện quyền trẻ em. Kết hợp sử dụng công nghệ số với truyền thông trực tiếp. Lồng ghép nội dung quyền trẻ em trong các sinh hoạt đoàn thể, các chương trình, lễ hội, sự kiện... của địa phương.

Bên cạnh đó, cần tổ chức các lớp học làm cha mẹ nhằm giúp các cha mẹ có phương pháp dạy con phi bạo lực, các kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em.

Để trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em cần tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
Để trẻ em thực sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em cần tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Đồng thời, xây dựng các mô hình thực hiện quyền trẻ em tại cộng đồng, huy động trẻ em tham gia bảo vệ quyền trẻ em. Tổ chức các Diễn đàn trẻ em để trẻ em có cơ hội bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, tham gia vào các vấn đề liên quan. Biểu dương các gia đình thực hiện tốt quyền trẻ, các cuộc toạ đàm trao đổi kinh nghiệm thực hiện quyền trẻ em.  

Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.