Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Yên Bái: Đảm bảo đúng yêu cầu phương án thu thập thông tin điều tra 53 DTTS

H. Duyên - Văn Hoa - 06:22, 26/08/2024

Thực hiện cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (Cuộc Điều tra 53 DTTS) năm 2024, tỉnh Yên Bái được Trung ương chọn mẫu điều tra, chọn mẫu phiếu hộ tại 146 xã, phường, thị trấn, với 430 địa bàn; số hộ được lập bảng kê điều tra là 14.882 hộ đồng bào các DTTS.

Dồn lực thực hiện

Theo đó, cùng với các địa phương trên địa bàn toàn quốc, từ ngày 1/7 - 15/8/2024, tỉnh Yên Bái đã tập trung dồn lực đẩy nhanh tiến độ thu thập thông tin tại hộ để cuộc điều tra diễn ra đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng thông tin thu thập.

Điều tra viên điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của hộ dân trên địa bàn xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.
Điều tra viên điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của hộ dân trên địa bàn xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Yên Bái hiện có 9 huyện, thị, thành phố với dân số năm 2023 là 855.529 người. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 42,7%, dân tộc Mông chiếm khoảng 13,1%, dân tộc Tày chiếm khoảng 18,3%, dân tộc Mường chiếm khoảng 2,1% và khoảng 23,8% các dân tộc khác.

Là địa phương có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên được chọn làm điểm. Trong đợt điều tra lần này, xã Quy Mông có 120 hộ ở 3 thôn được điều tra. Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh - điều tra viên xã Quy Mông cho biết: Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chị đã được tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ điều tra do Cục Thống kê tỉnh tổ chức.

“ Qua tập huấn, tôi đã nắm chắc mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra; đồng thời được trang bị đầy đủ kiến thức nghiệp vụ điều tra cũng như sử dụng thành thạo phần mềm điều tra để thực hiện nhiệm vụ được phân công, đảm bảo đúng yêu cầu phương án điều tra”, chị Ngọc Anh cho hay.

Ông Nguyễn Thành Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: Cuộc điều tra lần này, huyện Trấn Yên có 39 địa bàn được chọn mẫu để điều tra, được phân bổ ở 15 xã, với 1.300 hộ cần thu thập thông tin. Để cuộc điều tra diễn ra thuận lợi, UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch số 117 về điều tra thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS năm 2024, chỉ đạo Chi cục Thống kê, Phòng Dân tộc huyện, UBND các xã triển khai thực hiện.

Nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống. (Ảnh T/L)
Nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống. (Ảnh T/L)

Theo đó, các điều tra viên của huyện được chọn là những người có đủ khả năng thực hiện công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, tham gia đầy đủ và có kết quả tập huấn nghiệp vụ tốt, hiểu văn hóa của người DTTS và am hiểu về địa bàn được phân công thực hiện điều tra; sử dụng thành thạo điện thoại thông minh để thực hiện phiếu điện tử trong điều tra.

Tích cực phối hợp

Chị Đinh Thị Thoa ở thôn Thịnh Vượng, xã Quy Mông cho biết: "Tôi đã phối hợp, cung cấp đầy đủ thông tin cho điều tra viên. Cũng mong sau cuộc điều tra, Đảng, Nhà nước có thêm nhiều chính sách hỗ trợ người DTTS, để chúng tôi có cuộc sống tốt hơn”.

Theo ông Vũ Tuấn Hà, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, căn cứ các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thống kê và tình hình thực tế tại địa phương, tỉnh Yên Bái đã tuyển chọn hơn 740 người tham gia điều tra. Việc thu thập thông tin tại hộ rất quan trọng, là vấn đề quyết định chất lượng thông tin. Vì thế, Cục Thống kê tỉnh và các huyện, thị, thành phố tổ chức giám sát thường xuyên, nhất là những ngày đầu tiên của cuộc điều tra để kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm cho điều tra viên thu thập thông tin một cách chính xác. Sau khi giám sát thì các tổ giám sát viên của tỉnh, huyện, thị, thành phố đều tổ chức họp rút kinh nghiệm.

Chính sách dân tộc đang góp phần thúc đẩy giáo dục vùng DTTS và miền núi phát triển. (Trong ảnh: Nhờ được đầu tư cơ sở vật chất, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học & THCS Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải đọc sách trong thư viện).
Chính sách dân tộc đang góp phần thúc đẩy giáo dục vùng DTTS và miền núi phát triển. (Trong ảnh: Nhờ được đầu tư cơ sở vật chất, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học & THCS Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải đọc sách trong thư viện).

Thời điểm này, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành tiến độ điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS. Đồng thời, đơn vị chức năng đang tiến hành nghiệm thu, tổng hợp. Kết quả của cuộc điều tra sẽ là những thông tin vô cùng quan trọng dùng để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc, đây cũng là cơ hội để các địa phương nắm lại thực trạng KT-XH của đồng bào DTTS. Từ đó, xây dựng dự thảo báo cáo chính trị và nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 đảm bảo chính xác, thuyết phục, khả thi, phục vụ việc xây dựng và hoạch định chính sách phát triển KT-XH cho các vùng DTTS giai đoạn 2025 - 2030.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.