Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ủy ban Dân tộc với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi: Tiếng nói từ cơ sở (Bài 10)

Thanh Hương và nhóm PV - 15:01, 23/06/2023

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) một lần nữa khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, cho thấy vai trò tham mưu của Ủy ban Dân tộc trong thiết kế, vận hành một Chương trình rất đặc biệt vì đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của cử tri nhìn nhận, đánh giá về vai trò đặc biệt của Ủy ban Dân tộc - cơ quan thường trực Chương trình.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình):

(Ủy ban Dân tộc với CTMTQG) Cử tri đánh giá cao vai trò của Ủy ban Dân tộc đối với Chương trình MTQG 1719

Chương trình MTQG 1719 là một chương trình lớn, dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, được tích hợp từ hơn 100 chính sách dân tộc. Chương trình bao gồm 10 Dự án, 14 Tiểu dự án, 36 nội dung thành phần, do 23 bộ, ngành tham gia quản lý và tổ chức triển khai thực hiện, trong đó Ủy ban Dân tộc (UBDT) được Chính phủ giao là cơ quan chủ trì, tham mưu, phối hợp thực hiện. Qua đó, cho thấy vai trò và trọng trách rất lớn của UBDT.

Trong hơn 2 năm vừa qua, UBDT và các bộ, ngành chủ yếu tập trung vào tham mưu hoàn thiện thể chế, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Ủy ban Dân tộc đã phối hợp tham mưu và trực tiếp ban hành tổng số 50 văn bản quy định cơ chế chính sách, hướng dẫn triển khai thực hiện; trong số đó, riêng UBDT đã chủ trì tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 09 Quyết định; xây dựng ban hành theo thẩm quyền 02 Thông tư, 01 văn bản quy định về cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình.

Bên cạnh đó, UBDT còn có vai trò lất lớn trong việc kết nối, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình thông qua các hội nghị, hội thảo, chương trình làm việc, kiểm tra. Qua đó, giúp các địa phương, trong đó có tỉnh Quảng Bình đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình.

Ông Lý Ro Tha - Trưởng Ban dân tộc tỉnh Sóc Trăng:

Ủy ban Dân tộc với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi: Cử tri nhìn nhận về vai trò đặc biệt của cơ quan thường trực (Bài 10) 1

Là tỉnh có đông đồng bào DTTS nhất khu vực Tây Nam Bộ, chiếm 35,44% dân số, trong đó đồng bào Khmer chiếm 30,19%, thời gian qua, các cấp quyền và Nhân dân rất phấn khởi, kỳ vọng vào Chương trình MTQG 1719. Bởi đây là Chương trình mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho đồng bào DTTS

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình đang góp phần làm thay đổi và hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn. Đặc biệt, các hộ đồng bào được hỗ trợ sinh kế về sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng... có thu nhập bền vững, an tâm tăng gia sản xuất, ổn định cuộc sống.

Để có được sự thay đổi này, chính là từ sự quan tâm của Chính phủ để không ai bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt, UBDT đã tham mưu thiết kế, vận hành một Chương trình rất đặc biệt vì đồng bào DTTS và miền núi.

Chúng tôi kỳ vọng trong thời gian tới, UBDT với vai trò là cơ chủ trì Chương trình MTTQ 1719 sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ địa phương tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, để đồng bào vùng DTTS của tỉnh tiếp tục được thụ hưởng những quyền lợi từ Chương trình mang lại, từng bước thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Ông Trần Văn Hồng - Tổ trưởng Tổ dân phố 21, phường Tân Phong, Tp. Lai Châu 

(Ủy ban Dân tộc với CTMTQG) Cử tri đánh giá cao vai trò của Ủy ban Dân tộc đối với Chương trình MTQG 1719 1

Việc triển khai Chương trình MTQG 1719 là cơ hội rất lớn nhằm phát triển toàn diện và bền vững vùng nông thôn, miền núi, DTTS thu hẹp khoảng giữa miền ngược với miền xuôi. Qua nắm bắt thông tin, chúng tôi nhận thấy, với nguồn lực đầu tư lớn, nội dung trên nhiều lĩnh vực, liên quan tới hầu hết các bộ, ngành, địa phương nên trong quá trình triển khai Chương trình cũng còn gặp nhiều khó khăn.

Là người dân sinh sống trên đại bàn tỉnh Lai Châu, một tỉnh miền núi nghèo, với 20 dân tộc anh em, trong đó có cả dân tộc rất ít người, chúng tôi mong với vai trò Thường trực Chương trình MTQG 1719, UBDT tiếp tục phối hợp với bộ, ngành, địa phương, trong đó có Lai Châu để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, để đẩy nhanh việc triển khai Chương trình có hiệu quả trong thực tiễn, bà con sớm được thụ hưởng các chế độ, chính sách để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Ông Lý Việt Hùng - Bí thư xã Nậm Pung, huyện Bát Xát (Lào Cai)

Ông Lý Việt Hùng, Bí thư xã Nậm Pung, huyện Bát Xát (bên trái ảnh) kiểm tra tuyến đường giao thông nông thôn được xây dựng từ nguồn vốn CT MTQG 1719
Ông Lý Việt Hùng - Bí thư xã Nậm Pung, huyện Bát Xát (người đứng) kiểm tra tuyến đường giao thông nông thôn được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Nậm Pung là xã vùng III của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng của xã ngày càng được củng cố; đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.

Hiện nay, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong xã đang tập trung triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719. Trên địa bàn xã hiện đang thi công 3 công trình đường giao thông, với số vốn đầu tư gần 7 tỷ đồng. Cùng với đó, xã tập trung hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu… từ nguồn vốn chương trình này.

Để có nguồn lực đầu tư này, vai trò của UBDT là rất to lớn trong việc tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc ban hành Quyết định 1719 và triển khai Chương trình MTQG 1719. Bên cạnh đó, UBDT với vai trò là cơ quan thường trực Chương trình, đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; cũng đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai ở cơ sở.

Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, cả hệ thống chính trị ở Nậm Pung đang vào cuộc làm sao giải ngân nguồn vốn nhanh và chất lượng nhất. Các công trình đầu tư trước khi triển khai đều được lấy ý kiến của người dân công khai, dân chủ với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng".