Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Trưng bày "Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận" tại Cà Mau

PV - 10:02, 21/05/2023

Từ ngày 20/5 đến 30/6/2023, tại địa chỉ số 221, Ngô Quyền, phường 1, Tp. Cà Mau, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức khai mạc trưng bày "Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận", nhằm giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa; quảng bá hình ảnh, hiện vật đặc trưng của nền văn hóa Chăm Ninh Thuận đến du khách tham quan và nghiên cứu.

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc trưng bày ''Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận''.
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc trưng bày ''Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận''.

Tại đây, Ban Tổ chức đã trưng bày 25 hình ảnh và 68 hiện vật phản ánh truyền thống, văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận. Trong đó tiêu biểu là hiện vật liên quan đến ngành nghề thủ công, đồ dùng trong sinh hoạt đời thường, trong các nghi lễ, bộ trang phục truyền thống, bộ nhạc cụ truyền thống Chăm.

Theo ông Lê Xuân Lợi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, dân tộc Chăm thuộc nhóm ngữ hệ Mã Lai - Đa Đảo (một nhánh của hệ ngôn ngữ Nam Đảo), sinh sống lâu đời ở miền Trung Việt Nam. Hiện nay, người Chăm sinh sống ở các tỉnh, thành như: Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định...

Đại biểu tham quan khu trưng bày ''Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận''
Đại biểu tham quan khu trưng bày ''Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận''

Ninh Thuận là vùng đất tập trung sinh sống của đồng bào Chăm với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, biểu hiện trong nhiều bình diện phong phú từ kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật, ngôn ngữ, tín ngưỡng - tôn giáo, nghi lễ hội hè, văn chương, nghệ thuật...

Việc trưng bày ‘‘Di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận’’ tại Bảo tàng tỉnh Cà Mau trong năm 2023 nhằm giới thiệu, quảng bá một cách khái quát về đồng bào dân tộc Chăm và nền văn hóa Chăm. 

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...