Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Trọng Bảo - 11:27, 23/05/2025

Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả đã đạt được trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2025 và đề xuất các nội dung thực hiện giai đoạn 2026 - 2030
Hội nghị nhằm đánh giá kết quả đã đạt được trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2025 và đề xuất các nội dung thực hiện giai đoạn 2026 - 2030

Để triển khai thực hiện đạt các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ; tỉnh Lào Cai đã chủ động ban hành Chỉ thị, Kế hoạch hành động, các văn bản chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở ngành. Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn kiện toàn Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, lãnh đạo được phân công theo dõi giúp đỡ các xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, thành lập tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, trực tiếp làm việc với các xã để đưa ra các giải pháp giúp đỡ các xã thực hiện các Chương trình...

Theo thống kê của Sở Dân tộc và Tôn giáo - cơ quan thường trực Chương trình, tổng nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai khoảng 5.656 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là trên 3.944 tỷ; ngân sách địa phương khoảng 1.069 tỷ; vốn huy động cộng đồng, vốn khác là trên 275 tỷ và vốn tín dụng khoảng 367 tỷ đồng.

Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo Lào Cai Nguyễn Xuân Nhẫn phát biểu tịa hội nghị
Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo Lào Cai Nguyễn Xuân Nhẫn phát biểu tại Hội nghị

Nhìn chung, quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội; cấp ủy, chính quyền các cấp. Tỉnh Lào Cai đã ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo điều hành, cơ chế chính sách để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định, đúng thẩm quyền; công tác truyền thông, tuyên truyền vận động được tập trung đẩy mạnh, thường xuyên, liên tục và có sự đổi mới, sáng tạo; từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân.

Mặc dù trong quá trình triển khai Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 ở Lào Cai có những khó khăn, vướng mắc, song dự kiến phần lớn số lượng chỉ tiêu Chương trình đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó, đáng kể về kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo (bình quân tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 6%/năm); hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn được từng bước đầu tư nâng cấp, mở rộng mang đến diện mạo mới trong vùng; nổi bật là hệ thống đường giao thông nông thôn; trường lớp học, nhà ở dân cư...

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Lào Cai đề xuất với Trung ương một số nội dung sau: Đối với cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; cấp xã do Bí thư xã làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Nghiên cứu cơ chế thực hiện Chương trình theo hướng Ban hành Chương trình khung, trên cơ sở đó Trung ương giao mục tiêu, chỉ tiêu, kinh phí cho địa phương theo hình thức khoán gọn; việc triển khai cụ thể giao quyền cho các địa phương để phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đạt mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình.

Đề xuất bố trí nguồn lực tổng nguồn vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) đồng thời quy định mức ngân sách địa phương đối ứng với tỷ lệ so ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2026 - 2030 như của giai đoạn 2021 - 2025. Đối với nguồn vốn vay, đề xuất tăng khoảng 50% so giai đoạn trước. Giai đoạn 2026 - 2030, Trung ương thông báo tổng vốn cả giai đoạn (sự nghiệp, đầu tư phát triển) cho địa phương để có cơ sở lập kế hoạch thực hiện Chương trình cả giai đoạn và hằng năm.

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo các ở ban ngành, các huyện, xã đang thụ hưởng nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719
Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, xã đang thụ hưởng nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719

Về cơ chế hỗ trợ lĩnh vực phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị, giai đoạn 2026 - 2030: hỗ trợ theo hình thức thông qua các hệ thống ngân hàng cho vay ưu đãi. Đối với hình thức cấp vốn ngân sách hỗ trợ lĩnh vực này, chỉ bố trí cho chính quyền địa phương thực hiện công tác khảo sát, quy hoạch, xác định cụ thể về danh giới diện tích, chủ sử dụng đất đai phục vụ từng dự án phát triển sản xuất lập kế hoạch thực hiện Chương trình cả giai đoạn và hằng năm…

Hội nghị đã dành nhiều thời gian để các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai Chương trình MTQG 1719 tại cơ sở, cũng như đề xuất kiến nghị để triển khai Chương trình đạt kết quả cao trong thời gian tới. Các ý kiến tham luận được cơ quan thường trực Chương trình MTQG 1719 của tỉnh tổng hợp, báo cáo đến cấp có thẩm quyền trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.