Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Trao sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số ở Phước Sơn

Hà Anh - 15:25, 19/12/2023

Việc trao sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo không chỉ là hướng đi bền vững giúp phát triển kinh tế địa phương mà còn giúp người dân ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam) thay đổi cách nghĩ, cách làm, không trông chờ, ỷ lại vào chính quyền, Nhà nước.

 Việc chuyển đổi mô hình chăn nuôi bò 3B đã giúp gia đình anh Hưng có thu nhập ổn định.
Việc chuyển đổi mô hình chăn nuôi bò 3B đã giúp gia đình anh Hưng có thu nhập ổn định.

Phước Sơn là một trong 3 huyện miền núi nghèo tỉnh Quảng Nam, đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Bh’Noong chiếm 69,82% dân số toàn tỉnh. Đời sống của bà con dân tộc thiểu số ở huyện Phước Sơn còn gặp nhiều khó khăn. Với mục tiêu thay đổi cách nghĩ, cách làm và xóa bỏ các tập quán chăn nuôi lạc hậu, chính quyền địa phương đã vận động người dân chuyển đổi các mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo hướng lấy ngắn nuôi dài, giải quyết các vấn đề lương thực và tìm đầu ra cho sản phẩm… từ đó góp phần giảm nghèo theo hướng bền vững cho bà con dân tộc thiểu số nơi đây.

Gia đình chị Triệu Thị Thảo (xã Phước Đức) đã được chính quyền địa phương hỗ trợ nguồn vốn để mở rộng chăn nuôi. Từ mô hình chăn nuôi heo rừng lai và heo đen bản địa, gia đình chị Thảo đã tận dụng nguồn đất sẵn có để chăn thả. Nhờ chăn nuôi hiệu quả, nay đàn heo của gia đình đã lên tới cả trăm con. Nhờ có sự giúp đỡ và định hướng của chính quyền địa phương, kinh tế của gia đình chị Thảo đã ổn định, thoát nghèo bền vững.

Hay như gia đình ông Hồ Văn Nguội (thị trấn Khâm Đức) từng phải chạy ăn từng bữa, bám nương bám rẫy, lấy củi đi đổi gạo để nuôi 8 con nhỏ. Nhờ được chính quyền địa phương hỗ trợ vốn và định hướng nuôi bò sinh sản, gia đình ông đã từng bước thoát nghèo. Ban đầu gia đình ông được hỗ trợ 1 con bò sinh sản, nhờ áp dụng các kiến thức chăn nuôi từ cán bộ thú y, bò sinh sản tốt. Cùng với đó, gia đình ông nuôi thêm gà, vịt nhằm mục tiêu lấy ngắn nuôi dài. Đến nay gia đình ông đã có hàng chục con bò, thêm đàn heo rồi cả gà, vịt… con cái không chỉ được học hành đầy đủ mà cuộc sống gia đình cũng tốt hơn trước rất nhiều.

Mô hình nuôi heo rừng lai và heo đen bản địa đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình chị Thảo
Mô hình nuôi heo rừng lai và heo đen bản địa đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình chị Thảo

Cùng thị trấn Khâm Đức với gia đình ông Nguội, nhà ông Diệp Văn Ba cũng được chính quyền địa phương hỗ trợ vay vốn và hướng dẫn chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả. Với giống ổi lê Đài Loan dễ trồng, chăm sóc lại hợp với khí hậu vùng cao và nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một thời gian ngắn gia đình ông Ba đã có vốn để mở rộng thêm mô hình sản xuất. Ngoài trồng ổi, gia đình ông mở rộng thêm 1.000m2 trồng các loại cây như chè xanh, chuối… nuôi thêm gà và 30 con heo. Kinh tế gia đình ông Ba ngày một ổn định và cũng là một trong những mô hình sản xuất hiệu quả để bàn con địa phương học tập và nhân rộng.

Huyện Phước Sơn cũng tư vấn dân tộc đồng bào thiểu số phát triển kinh tế và chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hóa. Như mô hình chăn nuôi bò 3B ở xã Phước Kim là một ví dụ điển hình giúp người dân thoát nghèo bền vững. 

Gia đình anh Trần Hữu Hưng trước đây có nuôi heo và bò sinh sản nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Sau khi được chính quyền địa phương mời tham gia lớp tập huấn về giống bò lai 3B, gia đình anh đã vay vốn ngân hàng để chuyển đổi mô hình chăn nuôi. Sau khi áp dụng các kỹ thuật mới vào chăn nuôi bò 3B, đàn bò của gia đình anh sinh trưởng tốt, nhanh hơn so với bò truyền thống hơn nữa lại ít dịch bệnh. So với giống bò cỏ trước đó chỉ bán được 15 triệu đồng thì cùng thời gian chăm sóc, giống bò 3B đem đến cho gia đình anh Hưng thu nhập từ 40-45 triệu đồng.

Huyện Phước Sơn cũng tuyên truyền, vận động người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả bằng các loại cây kinh tế cao. Mỗi năm có hơn 100ha đất trồng kém hiệu quả được người dân chuyển sang các loại cây nông sản phù hợp với đất đai, khí hậu đem đến năng suất cao. 

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Phước Sơn chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng sắn cao sản cho thu nhập cao
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Phước Sơn chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng sắn cao sản cho thu nhập cao

Chính quyền huyện hướng dẫn người dân trồng xen canh sắn cao sản với lúa rẫy ở một số xã Phước Chánh, Phước Mỹ, Phước Đức… Sau khi thu hoạch lúa vào cuối tháng 12 hàng năm, người dân chỉ cần cắm sắn xuống đất và sắn sẽ phát triển tự nhiên, không cần chăm bón cũng không mất tiền đầu tư. Gia đình anh Hồ Văn Thẩy (xã Phước Chánh) cho biết gia đình có 2 rẫy sắn với sản lượng gần 15 tấn được thu mua với giá 1.800 – 2.000 đồng/kg. Toàn huyện Phước Sơn đã có khoảng 195ha sắn xen canh với lúa đem đến cho người dân thêm một nguồn thu nhập ổn định.

Từ những mô hình chuyển đổi cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả trên địa bàn huyện, chính quyền huyện Phước Sơn sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức cho bà con về việc thay đổi cách nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời động viên bà con chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với từng địa phương nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tin cùng chuyên mục
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.