Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tiền Giang đắp đập thép ngăn mặn cho 1,1 triệu dân

NA (T/h) - 15:06, 07/02/2022

Tỉnh Tiền Giang thi công đập thép với kinh phí hơn 10 tỷ đồng để ngăn mặn, trữ nước ngọt cho 1,1 triệu dân cùng 128.000 ha sản xuất nông nghiệp, ngày 7/2.

Công nhân thi công đập thép ngăn mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành. Ảnh: Hoàng Nam
Công nhân thi công đập thép ngăn mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành. Ảnh: Hoàng Nam

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết,  đập thép ngăn mặn dài 19 km, rộng 65 m nằm trên kênh Nguyễn Tấn Thành, đoạn giáp với sông Tiền, thuộc xã Song Thuận và Bình Đức (Châu Thành). Đập dự kiến hoàn thành trước ngày 25/2, ngăn mặn và đảm bảo nước ngọt cho người dân Tiền Giang và Long An.

Dự báo của ngành chức năng, năm nay xâm nhập mặn trên sông Tiền đến sớm hơn so với năm trước, từ ngày 7/2 trở đi. Từ ngày 13 đến 17/2, xâm nhập mặn tăng cao trùng với kỳ triều cường rằm tháng Giêng, độ mặn khoảng 4g/lít có thể vào sâu 50-55km, đến bến đò Bình Đức (Châu Thành).

Đến cuối tháng 2 tới đầu tháng 3, độ mặn 1g/lít sẽ xâm nhập tới kênh Nguyễn Tấn Thành. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đang theo dõi tình hình xâm nhập mặn, nếu độ mặn cao sẽ cho đắp tiếp 7 đập nhỏ còn lại trên đường huyện 35.

Tháng 1 năm ngoái, khi hạn mặn vào sâu, tỉnh Tiền Giang đầu tư 45 tỷ đồng lắp 8 đập thép ngăn mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành và huyện Châu Thành và Cai Lậy. Sau đó các đập được tháo gỡ sau đó 3 tháng để tạo điều kiện cho ghe tàu qua lại, khi tình hình hạn mặn giảm. Các dầm thép từ đập tạm sẽ được bảo quản để sử dụng cho mùa hạn mặn năm sau.

Về lâu dài, Tiền Giang kiến nghị Trung ương đầu tư hệ thống cống đóng, mở trên kênh Nguyễn Tấn Thành làm hồ trữ nước ngọt với kinh phí 400 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.