Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bình Thuận

Nguyệt Anh - 06:13, 25/02/2025

UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Thuận và các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo.
Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo

Tại Hội nghị, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập 6 cơ quan chuyên môn và tổ chức lại 5 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ công bố các Quyết định phân công, bổ nhiệm cán bộ của UBND tỉnh đối với Giám đốc, Phó Giám đốc các Sở thành lập mới.

Kết quả sau khi thành lập, tổ chức lại, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận có 13 cơ quan chuyên môn, gồm: Sở Công Thương; Sở Dân tộc và Tôn giáo; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nội vụ; Sở Nông nghiệp và Môi trường; Sở Tài chính; Sở Tư pháp; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Xây dựng; Sở Y tế; Văn phòng UBND tỉnh và Thanh tra tỉnh. 

Riêng Sở Dân tộc và Tôn giáo được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; bổ nhiệm, phân công cho ông Nguyễn Minh Tân giữ chức vụ Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; các ông bà: Thanh Thị Minh Hiền, Hồ Thị Kim Lệ, Trần Ngọc Tân giữ chức vụ Phó Giám đốc.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Thuận hiện nay sẽ tiếp tục hoạt động đến hết ngày 28 tháng 2 năm 2025 và các cơ quan chuyên môn sau sáp nhập sẽ chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.



Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và là ngôi nhà chung của 95% đồng bào DTTS, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã có nhiều điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa mục tiêu này.