Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thanh Hóa có thêm một Vườn quốc gia

Quỳnh Trâm - 11:01, 11/02/2025

Ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định phê duyệt việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Như vậy, tỉnh Thanh Hóa hiện có 2 Vườn quốc gia, là Bến En và Xuân Liên.

Vườn quốc gia Xuân Liên có cây sa mu và pơ mu được công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Vườn quốc gia Xuân Liên có cây sa mu và pơ mu được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Theo Quyết định, Vườn quốc gia Xuân Liên nằm trên địa bàn 4 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Vạn Xuân và thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích 25.601,98ha.

Sau khi được nâng cấp, Vườn quốc gia Xuân Liên nhận trách nhiệm quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học. Vườn còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo đảm ổn định nguồn nước cho hồ Cửa Đạt, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Xuân Liên được xem là một trong những khu vực có đa dạng sinh học phong phú nhất Việt Nam. Theo kết quả điều tra, khu vực này hiện có 1.228 loài thực vật bậc cao; 1.811 loài động vật hoang dã, thuộc 241 họ, 46 bộ, 4 lớp; 56 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, trong đó 35 loài được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam (2007)…

Vườn quốc gia Xuân Liên có nhiều loài động thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
Vườn quốc gia Xuân Liên có nhiều loài động thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam

Xuân Liên cũng là nơi phân bố tập trung nhiều loài cây quý hiếm, đặc biệt là hai loài pơ mu và sa ma có đường kính lớn, trong đó có hai cây hơn 1.000 tuổi được trao danh hiệu "Cây Di sản Việt Nam".

Ngoài ra, đây còn là nơi phân bố quần thể vượn đen má trắng lớn nhất Việt Nam với 64 đàn, tổng cộng 182 cá thể. Nơi đây cũng ghi nhận trên 200 cá thể voọc xám và đánh dấu sự tồn tại của loài mang Roosevelt - loài được cho là đã tuyệt chủng suốt gần 100 năm qua.

Việc nâng cấp Xuân Liên thành Vườn quốc gia không chỉ giúp tăng cường bảo vệ môi trường, mà còn tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái bền vững, góp phần bảo đảm sinh kế, đời sống người dân vùng đệm.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.