Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tháng chay và Lễ Phục Sinh - mùa thiện nhân của giáo phận Phú Cường

Duy Chí - 4 giờ trước

Mùa chay là mùa của sự tiết chế để rèn luyện bản thân, thực hiện lòng bác ái, thương yêu mọi người. Nhân tháng chay và Lễ Phục Sinh, các linh mục giáo phận Phú Cường cùng với giáo dân làm nhiều việc thiện, giúp những người thân cô có chỗ dựa vật chất, tinh thần.

Nhà thờ chính toà Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một hiện nay được xây dựng vào ngày 13/6/ 2009
Nhà thờ chính toà Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một hiện nay được xây dựng vào ngày 13/6/2009


Mùa chay và việc thiện

Giáo phận Phú Cường gồm các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương (trừ Thành phố Dĩ An), thị xã Bình Long, huyện Hớn Quản, Chơn Thành, Lộc Ninh, 1 phần huyện Bù Đốp của tỉnh Bình Phước, và huyện Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng 157.008 giáo dân, chiếm khoảng 3,9% dân số khu vực là 3,9 triệu người.

Linh mục Chánh xứ An Tôn Hà Văn Minh cho biết: Nhà thờ Chánh toà Phú Cường là “nhà thờ mẹ” của cả giáo phận, với 105 giáo xứ, 07 giáo họ và 13 giáo điểm, 163 linh mục.

Mùa chay là mùa của sự tiết chế. Mùa chay với người công giáo không bắt buộc giáo dân phải ăn chay, nhưng phải tập trung thực hiện tinh thần tiết chế, giảm ăn thịt, giảm các hoạt động vui chơi, tiêu hao để quay về tĩnh lặng, soi chiếu lại bản thân để nhìn thấy, phát triển điều tốt đẹp - đẩy lùi các tính xấu, việc xấu. Qua đó, thực hành kiến tạo lòng bác ái, biết yêu thương chia sẻ với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Dù không bắt buộc ăn chay hà khắc, nhưng mỗi thứ sáu của tuần chay, tín đồ công giáo phải thực hiện ăn chay để rèn luyện mình. Hết mùa chay là đến Lễ Phục Sinh. Đây là một trong những lễ lớn của người công giáo.

Thánh lễ tại Nhà thờ Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Thánh lễ tại Nhà thờ Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Trong tháng chay, mỗi Hội đồng Mục vụ đều kết hợp với các bàn thiện nguyện, bà con giáo dân thực hiện các chương trình chia sẻ yêu thương như, kết hợp đến thăm, tặng quà, khám bệnh tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, địa bàn kinh tế khó khăn; thăm tặng quà, tặng học bổng trẻ em nghèo, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Nhà thờ Phú Cường toạ lạc ngay trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Dương, giáo dân thường xuyên được học tập tinh thần “Kính Chúa yêu nước”, “Giáo dân tốt trước tiên phải là người công dân tốt”, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tích cực làm việc lành, tránh việc dữ, việc ác, ảnh hưởng không tốt đến người xung quanh…

Hội đồng Mục vụ còn thường xuyên được chính quyền địa phương mời phối hợp thực hiện các chương trình tuyên truyền “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; Chương trình xây dựng khu phố Sáng - Sạch - Đẹp – Xanh qua các chương trình trồng cây xanh, vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, phòng chống dịch bệnh…

Linh mục An Tôn Hà Văn Minh (giữa) cùng giáo dân thực hiện công tác thiện nguyện tại các xã khu vực biên giới, nơi có đông đồng bào dân tộc thiều số huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
Linh mục An Tôn Hà Văn Minh (giữa) cùng giáo dân thực hiện công tác thiện nguyện tại các xã khu vực biên giới, nơi có đông đồng bào dân tộc thiều số huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước sinh sống

Tại các thánh lễ các linh mục thường truyền dạy giáo lý kết hợp với lồng ghép cụ thể hoá các chương trình vận động giáo dân tích cực học tập, làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Nhờ vậy, giáo dân trong giáo xứ không còn hộ nghèo, đa số các gia đình giáo dân được địa phương công nhận “gia đình văn hoá”. Nhiều năm qua địa bàn không có tội phạm…

Dù địa bàn quản lý không còn hộ nghèo, nhưng người nghèo đô thị từ khắp nơi về kiếm sống rất nhiều. Bà con thường sống tại các khu nhà trọ hoặc lang thang không có nơi ở ổn định, kiếm sống bằng nghề bán vé số dạo, làm thuê, rửa chén bát cho các quán ăn; có người còn làm nghề xin ăn ngoài phố. Theo đó, Ban từ thiện xã hội của nhà thờ đã tìm cách tiếp cận, cấp thẻ, thăm hỏi hoàn cảnh, mong muốn rồi đề xuất mạnh thường quân mỗi tháng phát gạo hỗ trợ cho bà con.

Các trường hợp quá khó khăn, già yếu, neo đơn, bệnh tật không có hộ khẩu thường trú, không được hưởng trợ cấp xã hội, nhà thờ sẽ xem xét mua tặng bảo hiểm y tế, giúp bà con có điều kiện khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ, có niềm vui với cuộc sống.

Hàng tháng nhà thờ tổ chức phát khoảng 700 phần gạo cho người nghèo, không phân biệt thành phần dân tộc bên lương hay bên giáoương giáo
Hằng tháng nhà thờ tổ chức phát khoảng 700 phần gạo cho người nghèo


Tin cùng chuyên mục
Cây mắc ca giúp nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS ở Đăk Glei

Cây mắc ca giúp nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS ở Đăk Glei

Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) và nguồn lực từ các chương trình, dự án khác, những năm gần đây, cây mắc ca được đồng bào DTTS ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho nhiều hộ gia đình.