Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thái Nguyên: Xây dựng 43 mô hình làng, bản văn hóa

Nguyệt Anh - 20:57, 16/08/2024

Triển khai Đề án xây dựng mô hình, mẫu hình làng bản văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh, 5 năm qua, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng được 43 mô hình, mẫu hình làng bản văn hóa cơ sở.

Các hạt nhân văn nghệ của 3 xóm Mỹ Hòa, Trại Cau, Cây Thị (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống
Các hạt nhân văn nghệ của 3 xóm Mỹ Hòa, Trại Cau, Cây Thị (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống

Các mô hình tập trung vào hoạt động phục dựng, khai thác, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống nguyên bản của địa phương. Nhiều phong tục, nghi lễ truyền thống của các dân tộc thiểu số đã được sân khấu hóa, do những hạt nhân, nghệ nhân văn hóa - văn nghệ cơ sở trình diễn như: Múa Tắc xình của dân tộc Sán Chay ở Phú Lương; Lễ cầu an của dân tộc Tày; Nghi lễ tơ hồng trong đám cưới truyền thống người Dao; Lễ hội Oóc pò của dân tộc Nùng huyện Đồng Hỷ...

Đơn cử như tại huyện Phú Lương, cán bộ Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh đã truyền đạt cho các hạt nhân văn nghệ thuộc xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh cách phục dựng, khai thác, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống nguyên bản của địa phương. Trong đó, trọng tâm là điệu múa Tắc xình. Ngoài ra, các hạt nhân văn nghệ còn được hướng dẫn cách xây dựng một chương trình nghệ thuật tổng hợp về chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, đất và người Thái Nguyên; cách pha trà, thưởng trà…

Việc xây dựng mô hình làng, bản văn hóa cơ sở góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới” gắn với điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn. Đồng thời phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; phát hiện, bồi dưỡng những hạt nhân văn hóa, văn nghệ tại cơ sở.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.