Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tập trung xây dựng nông thôn mới ở các xã biên giới

PV - 15:48, 11/05/2018

Sau 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn của tỉnh Cao Bằng nói chung đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tại các xã biên giới của tỉnh, việc xây dựng NTM mới đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các cấp chính quyền cần nỗ lực hơn để các xã này vừa phát triển về kinh tế-xã hội, vừa đảm bảo trật tự, trị an nơi biên giới.

Xã biên giới Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là xã cuối cùng trong 177 xã của tỉnh Cao Bằng được phê duyệt và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, giai đoạn 2016-2020. Đến hết năm 2017, xã Đàm Thủy đạt 10/19 tiêu chí của Chương trình NTM. Tuy vậy, các tiêu chí NTM của Đàm Thủy đạt được mới dừng ở các tiêu chí “dễ”, như: thủy lợi, trường học, điện. Hiện xã biên giới này còn gặp nhiều khó khăn để đạt được các tiêu chí về thu nhập, môi trường, giáo dục-đào tạo. Bởi lẽ, thu nhập chủ yếu của bà con trên địa bàn là từ sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ lao động thấp. Vì vậy, việc xây dựng NTM còn nhiều lúng túng.

Cao Bằng đặt mục tiêu các xã biên giới về đích NTM tại vào năm 2020. Cao Bằng đặt mục tiêu các xã biên giới về đích NTM tại vào năm 2020.

Ông Mê Văn Đạt, Chủ tịch UBND xã Đàm Thủy cho biết: Là xã biên giới nên việc xây dựng NTM có đặc thù riêng. Cụ thể: Trong phát triển kinh tế, xã hướng người dân phát triển các dịch vụ du lịch xung quanh danh thắng thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao. Tuy nhiên, để làm du lịch theo hướng quy mô, bài bản thì địa phương chưa thể triển khai được mà cần có sự hỗ trợ từ ngành văn hóa trong việc nâng cao kỹ năng làm du lịch cho người dân bản địa. Ông Đạt cho biết thêm: Năm 2018, xã Đàm Thủy dự kiến nguồn vốn thực hiện Chương trình NTM là hơn 4 tỷ đồng. Nguồn vốn này tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hay như xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, mặc dù thực tế phát triển có thuận lợi về kinh tế nhưng xã Ngọc Côn vẫn đang gặp khó trong quá trình xây dựng NTM. Bà Hoàng Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, xã hoàn thành tất cả 19 tiêu chí. Năm 2017, xã quyết tâm hoàn thành ba tiêu chí là trường học, lao động có việc làm và di dời chuồng trại, nhưng đến nay mới chỉ đạt được hai trong ba mục tiêu đó. Do tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc, nên tính đến nay, toàn xã vẫn còn tới 120 hộ có chuồng trại ở dưới gầm sàn nhà ở. Bên cạnh đó, tiêu chí vệ sinh và giao thông không dễ thực hiện, toàn xã mới có 78% số người dân được dùng nước hợp vệ sinh, 300 trong tổng số 600 hộ có nhà tiêu, nhà tắm bảo đảm sạch sẽ, 80% số hộ chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường.

Tại huyện Bảo Lạc, trong 4 xã biên giới là Cốc Pàng, Cô Ba, Khánh Xuân và Xuân Trường thì chỉ duy nhất có xã Cốc Pàng đạt được 9 tiêu chí, các xã còn lại chỉ đạt từ 5-6 tiêu chí. Theo ông Nguyễn Ích Chánh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc: Vì địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, dân cư phân bố thưa thớt, dẫn tới việc triển khai kết cấu hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn lực để huy động xây dựng NTM hầu như chỉ có thể đóng góp bằng ngày công của người dân. Mặt khác, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 60% và đang có xu hướng tăng lên. Đây là những thách thức rất lớn đòi hỏi huyện Bảo Lạc cần tập trung các nguồn lực để nâng cao các tiêu chí về xây dựng NTM, đặc biệt là các xã biên giới.

Khẳng định nỗ lực xây dựng NTM tại các xã biên giới, ông Nguyễn Ích Chánh cho biết: Huyện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đến kết thúc năm 2018, các xã biên giới hoàn thành thêm một tiêu chí. Nếu xã nào không hoàn thành mục tiêu, sẽ xem xét trách nhiệm đồng chí Bí thư, các đồng chí lãnh đạo xã đó.

Theo ông Bế Xuân Tiến, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng: Đối với Chương trình NTM, tỉnh Cao Bằng thực hiện theo phương châm dễ làm trước, khó làm sau. Đối với các xã biên giới, sẽ tập trung vào các xã có điều kiện thuận lợi hơn, đặc biệt là các xã có cửa khẩu. Tỉnh sẽ huy động các nguồn lực để từng bước nâng cao các tiêu chí trong xây dựng NTM ở các xã biên giới. Nghiên cứu, điều chỉnh tiêu chí mang tính đặc thù theo hướng sát thực, phù hợp với những huyện có các xã thuộc khu vực biên giới. Mục tiêu của tỉnh Cao Bằng là phấn đấu đến 2020 có xã biên giới về đích trong Chương trình NTM.

Khẳng định nỗ lực xây dựng NTM tại các xã biên giới, ông Nguyễn Ích Chánh Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc cho biết: Huyện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đến kết thúc năm 2018, các xã biên giới hoàn thành thêm một tiêu chí. Nếu xã nào không hoàn thành mục tiêu, sẽ xem xét trách nhiệm đồng chí Bí thư, các đồng chí lãnh đạo xã đó.

CHU HIỆU - MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.