Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chương trình 1719

Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ Chương trình MTQG 1719

Minh Thu - 8 giờ trước

Trong thời gian qua, việc triển khai hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực quan trọng để công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ngày càng lan tỏa và đi vào thực chất.

Trò chơi dân gian của dân tộc Thái tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An được người dân lưu truyền đến hôm nay. Ảnh: BH
Trò chơi dân gian của dân tộc Thái tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An được người dân lưu truyền đến hôm nay. Ảnh: BH

Nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực

Minh chứng như tại tỉnh Cao Bằng, trong giai đoạn 2022 - 2024, tổng nguồn vốn của Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 tại địa phương này là 41.939 triệu đồng. Riêng trong năm 2024, tỉnh đã hỗ trợ đầu tư 10 điểm du lịch cộng đồng, 23 điểm đến du lịch tiêu biểu của vùng đồng bào DTTS.

Theo đánh giá của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Cao Bằng, qua triển khai thực hiện Dự án 6, diện mạo, đời sống văn hóa, tinh thần trong vùng đồng bào DTTS tỉnh đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Các nội dung đầu tư, hỗ trợ có liên quan trực tiếp đến người dân đã mang lại những hiệu quả tích cực, nâng cao dân trí, đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với hoạt động du lịch cộng đồng của địa phương. Đồng thời, tạo việc làm, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển cho đồng bào DTTS.

Tại tỉnh Kon Tum, nhiều nội dung thành phần thuộc Dự án 6 được ngành VH,TT&DL chú trọng triển khai. Tiêu biểu như: Khôi phục lễ hội truyền thống của dân tộc Rơ Măm; Bảo tồn, phát huy Lễ hội ăn than của dân tộc Gié Triêng tại làng Đăk Ga, xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei; Bảo tồn Lễ mừng nước giọt của dân tộc Ba Na tại thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà...

Đặc biệt, từ nguồn vốn đối ứng của địa phương, năm 2024, ngành VH,TT&DL tỉnh Kon Tum đã thực hiện hỗ trợ 7 nghệ nhân ưu tú tham gia truyền dạy kỹ năng đánh cồng chiêng; tổ chức 4 lớp tập huấn, truyền dạy kỹ năng đánh cồng chiêng trong cộng đồng dân tộc Gié Triêng.

Tương tự, tại tỉnh Đắk Lắk, từ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 6, Sở VH,TT&DL tỉnh Đắk Lắk đã triển khai, hướng dẫn các địa phương, thành lập 12 CLB văn hoá dân gian về dệt thổ cẩm và văn nghệ truyền thống. Bên cạnh việc hướng dẫn thủ tục, ngành Văn hóa còn tổ chức các lớp truyền dạy dệt thổ cẩm, kỹ năng hoạt động, dàn dựng, biểu diễn cho các CLB, đội văn nghệ truyền thống tại các thôn, buôn. Đồng thời, hỗ trợ trang thiết bị máy móc, dụng cụ vật tư dệt thổ cẩm, các trang thiết bị, nhạc cụ, trang phục nhằm giúp các CLB duy trì hoạt động thường xuyên.

Truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc Mnông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc Mnông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

Đưa di sản văn hóa thành tài sản

Có thể khẳng định, với nguồn lực hỗ trợ từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có thêm nhiều điều kiện để triển khai công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS. Từ đó, đưa các giá trị văn hóa độc đáo về với đời sống cộng đồng, phục vụ các sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Cùng với đó, việc triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án 6 đã và đang góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân, tăng tình đoàn kết, gắn bó giữa cộng đồng các dân tộc, phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội và thực hiện tốt phương châm chiến lược phát huy hiệu quả giá trị “Di sản văn hóa thành tài sản”. Đồng thời, từng bước, đưa văn hóa truyền thống các DTTS trở thành sản phẩm trong phát triển du lịch; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tạo việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS.

Theo chia sẻ của ông Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh Đắk Lắk, việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn liền với phát triển du lịch, là một chủ trương phù hợp với điều kiện thực tế, hợp lòng dân. Để công tác này đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, hiện nay các sở, ngành liên quan đang tiếp tục tham mưu UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành các quy định, hướng dẫn chi tiết, ưu tiên, điều chỉnh, bổ sung nguồn vốn hỗ trợ triển khai các nội dung của Dự án 6. Qua đó, góp phần tích cực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng và quảng bá các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của từng địa phương.

Có thể khẳng định, với nguồn lực hỗ trợ từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có thêm nhiều điều kiện để triển khai công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS. Từ đó, đưa các giá trị văn hóa độc đáo về với đời sống cộng đồng, phục vụ các sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.