Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sơn La: Những bước chuyển mới toàn diện, đột phá trong vùng đồng bào DTTS

Tùng Nguyên - 11:35, 12/12/2024

Cùng với triển khai hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Sơn La đã tập trung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động trong đồng bào DTTS để làm thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”. Tư duy sản xuất thay đổi, nhận thức pháp luật được nâng lên, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tạo những bước chuyển mới toàn diện, đột phá thể hiện trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thành tựu trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đóng góp quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi của tỉnh Sơn La (Diện mạo nông thôn mới Chiềng Xôm, TP. Sơn La)
Thành tựu trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đóng góp quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi của tỉnh Sơn La (Diện mạo nông thôn mới Chiềng Xôm, TP. Sơn La)

Thành tựu đột phá

Sau 05 năm kể từ Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III năm 2019, lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu lớn; đóng góp quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Theo ông Thào Xuân Nếnh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, giai đoạn 2019 – 2024, một thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực công tác dân tộc của tỉnh, là giảm nghèo. Tỉnh không chỉ giảm sâu tỷ lệ nghèo trong đồng đồng bào DTTS mà còn giảm nhanh địa bàn đặc biệt khó khăn.

Nhìn lại 5 năm qua, đời sống của đồng bào DTTS đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững hơn, từ 21,65% năm 2019 xuống còn 11,17% năm 2024; toàn tỉnh giảm 10 xã, 171 bản đặc biệt khó khăn; có 03 huyện ra khỏi danh sách huyện nghèo.

Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Sơn La có 202/202 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi; trong đó có 126 xã khu vực III, 10 xã khu vực II, 66 xã khu vực I.

Hết năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người của tỉnh đạt trên 56,84 triệu đồng/năm; tăng 16,24 triệu đồng/người/năm so với năm 2019.

Cùng với phát triển kinh tế thì các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,... trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La cũng đạt được những thành tựu quan trọng. 

Riêng với lĩnh vực văn hóa, toàn tỉnh hiện có 64 di tích được xếp hạng các cấp; Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 16 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;...

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, năm 2024, tỉnh có 400 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 52,7% so với năm 2019; TP. Sơn La được UNESCO công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu” năm 2024.

Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, ông Thào Xuân Nếnh, động lực chính cho những thành tựu trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh là nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025 triển khai trên địa bàn.

Cùng với phát triển kinh tế thì các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,... trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La cũng đạt được những thành tựu quan trọng. ( Trong ảnh: Múa sạp tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu)
Cùng với phát triển kinh tế thì các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,... trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La cũng đạt được những thành tựu quan trọng. ( Trong ảnh: Múa sạp tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu)

Thống kê cho thấy, tổng nguồn lực thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La khoảng 69.021 tỷ đồng. Trong đó, huy động doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên 3.906 tỷ đồng; vốn tín dụng trên 34.044 tỷ đồng; các nguồn vốn ngân sách nhà nước lồng ghép từ chương trình, dự án khác 22.000 tỷ đồng.

“Các Chương trình MTQG vừa là nguồn lực, vừa là động lực để tỉnh thực hiện hiệu quả Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”, ông Nếnh chia sẻ.

Phát huy nội lực từ cộng đồng

Nguồn lực từ ngân sách nhà nước mặc dù là động lực chính, nhưng nếu đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh tiếp cận chính sách trong tâm thế bị động, ỷ lại thì hiệu quả sẽ không cao. Xác định rõ vấn đề này nên trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách dân tộc, Sơn La đặc biệt chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động để làm thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong đồng bào DTTS của tỉnh.

Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La Thào Xuân Nếnh, tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình, đề án, chính sách dân tộc; nhất là các chính sách mới được phê duyệt thực hiện từ năm 2021 đến nay. Trong quá trình tuyên truyền, tỉnh chú trọng tuyên tuyền những kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm hiệu quả; các điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực ở vùng đồng bào DTTS.

Với cách làm đó, chính sách dân tộc đã đi vào đời sống đồng bào các dân tộc của tỉnh, “bám rễ” trong hành trình thoát nghèo bền vững của người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. Từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào đã vận dụng hiệu quả để thoát nghèo bền vững.

Đời sống được nâng lên, nhận thức về trách nhiệm xã hội của người dân cũng thay đổi rõ rệt, chung tay với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng NTM. (Trong ảnh: Nông dân xã Mường Bon, huyện Mai Sơn làm đường nội đồng)
Đời sống được nâng lên, nhận thức về trách nhiệm xã hội của người dân cũng thay đổi rõ rệt, chung tay với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng NTM. (Trong ảnh: Nông dân xã Mường Bon, huyện Mai Sơn làm đường nội đồng)

Đơn cử tại bản Trò A của xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên); toàn bản có 131 hộ, 834 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Trước đây, người dân ở bản Trò A chỉ biết trồng lúa nương, trồng ngô, dù vất vả nhưng cũng chỉ đủ ăn.

Nhưng bản Trò A nay đã khác. Theo ông Mua A Vàng, Bí thư Chi bộ - Trưởng bản Trò A, từ năm 2019 đến nay, được Nhà nước hỗ trợ vốn, Nhân dân trong bản đã khai hoang hơn 20 ha ruộng bậc thang, nâng diện tích ruộng nước của bản lên hơn 60 ha; hơn 160 lao động được tạo điều kiện đi làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

“Cả bản hiện có trên 3.860 con gia súc, gia cầm; nhiều hộ trồng cỏ voi để có nguồn thức ăn dự trữ cho vật nuôi. Nhiều hộ ở bản có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm”, ông Vàng phấn khởi nói.

Giai đoạn 2019 - 2023, tỉnh Sơn La tạo việc làm cho hơn 116.820 lao động người DTTS; hỗ trợ xóa 8.657 nhà tạm cho đồng bào DTTS, tổng kinh phí 404 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 10/12 huyện, thành phố hoàn thành việc xóa nhà tạm.

Cũng như bản Trò A của xã Tà Xùa, nhiều địa bàn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Sơn La đang “thay da đổi thịt”. 

Đời sống được nâng lên, nhận thức về trách nhiệm xã hội của người dân cũng thay đổi rõ rệt, chung tay với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới (NTM) và cùng bồi đắp nếp sống văn hóa ở khu dân cư.

Theo ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến hết năm 2025 toàn tỉnh có 83 xã đạt chuẩn NTM. Đến hết năm 2024, toàn tỉnh đã có 74 xã đạt chuẩn, tăng 33 xã so với năm 2019; trong đó, 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Thành quả đó, ngoài nguồn lực Nhà nước thì có đóng góp của cộng đồng dân cư. Chỉ riêng 6 tháng năm 2024, Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã đóng góp trực tiếp bằng tiền mặt được trên 6,6 tỷ đồng, đóng góp 58.754m2 đất và 765 ngày công lao động...

Những thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. (Trong ảnh: Sự gắn bó mật thiết của quân và dân bản Pha Luông, huyện Mộc Châu)
Những thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. (Trong ảnh: Sự gắn bó mật thiết của quân và dân bản Pha Luông, huyện Mộc Châu)

Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La Thào Xuân Nếnh, để tiếp tục phát huy nội lực trong cộng đồng các DTTS trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thời gian tới, công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban Dân tộc tỉnh. Song song với tuyên truyền, vận động, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào DTTS cũng đơn vị được chú trọng.

“Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật, Ban Dân tộc cũng như các sở ngành, địa phương nắm bắt tình hình đời sống và kết quả thực hiện các chương trình, chính sách tại vùng đồng bào DTTS, từ đó kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương tháo gỡ những khó khăn trên địa bàn, thúc đẩy tiến độ thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh”, ông Nếnh cho biết.

Theo Báo cáo số 385/BC-BDT ngày 11/11/2024 của Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, năm 2024, Ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong vùng đồng bào DTTS. Trong quá trình thực hiện, Ban Dân tộc đã lồng ghép tuyên truyền vận động đồng bào DTTS bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, nâng cao cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo gây mất đoàn kết, an ninh trật tự vùng biên giới; phòng chống tệ nạn ma túy, tội phạm ma túy,... trong các Hội nghị, lớp tập huấn thuộc các chương trình, chính sách dân tộc do Ban Dân tộc quản lý, tổ chức thực hiện.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.