Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ra quân trồng cây mắc ca ở vùng biên giới

Hải Thượng - 17:21, 21/09/2021

Đồn Biên phòng Ngọc Lâm vừa tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh “Vì một Việt Nam xanh” với kế hoạch trồng 300 cây mắc ca trên địa bàn xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An).

Các đồng chí lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội Nông dân tỉnh cùng lãnh đạo huyện Thanh Chương tham gia trồng cây mắc ca.
Các đồng chí lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội Nông dân tỉnh cùng lãnh đạo huyện Thanh Chương tham gia trồng cây mắc ca.

Đây là hoạt động triển khai theo chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, về việc “Vận động nông dân các dân tộc vùng biên giới, ven biển hải đảo đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gắn với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc”.

Trên cơ sở phối hợp với Chi hội Mắc ca tỉnh Nghệ An tổ chức khảo sát, đánh giá thổ nhưỡng đất đai, khí hậu, Hội Nông dân tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã quyết định đưa cây mắc ca vào trồng tại xã Ngọc Lâm.

Ngoài địa bàn xã Ngọc Lâm, hiện Dự án trồng cây mắc ca đồng thời triển khai trồng tại Đồn Biên phòng Thanh Thủy (huyện Thanh Chương) và Đồn Biên phòng Phúc Sơn (huyện Anh Sơn).

Người dân biên giới xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương trồng cây mắc ca.
Người dân biên giới xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương trồng cây mắc ca.

Việc triển khai Dự án trồng cây mắc ca tại địa bàn xã Ngọc Lâm là nhằm hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động, góp phần tạo màu xanh, độ che phủ rừng, tạo môi trường sinh thái bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Dự án trồng cây mắc ca do Đồn Biên phòng Ngọc Lâm đảm nhận trồng, chăm sóc, quản lý phát triển tốt sẽ mở ra hướng cây trồng có giá trị hàng hóa cao để phổ biến, nhân rộng cho đồng bào vùng biên giới nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số ở Thanh Chương nói riêng trồng, góp phần phát triển kinh tế bền vững.