Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quy tụ người tài đức dốc lòng vì nước

PV - 09:40, 20/08/2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đất nước chỉ hưng thịnh khi khơi dậy được lòng yêu nước, quy tụ được người tài đức dốc lòng vì nước. Chính phủ đang xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 và sẽ tạo môi trường tốt nhất cho trí thức người Việt ở nước ngoài phát huy kiến thức, kinh nghiệm.

Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự buổi gặp mặt. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự buổi gặp mặt. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sáng ngày 19/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học trẻ người Việt tiêu biểu ở nước ngoài về nước tham dự Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Cùng dự có lãnh đạo Bộ Kế hoạch và  Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng

Chính phủ.

Nêu nhiều ý kiến, góp ý khác nhau về các lĩnh vực như cách mạng công nghiệp 4.0, robot, tự động hóa, các chuyên gia, nhà khoa học trẻ đều có cùng một nguyện vọng, một mục tiêu là hướng về Tổ quốc, đóng góp vào sự phát triển đất nước. Như phát biểu của GS. Nghiêm Đức Long (Australia), “tôi cam kết đồng hành, đóng góp cho Chính phủ trong xây dựng hệ sinh thái 4.0 mà không cần Chính phủ trả thù lao”.

Cho rằng không ai hiểu Việt Nam bằng người Việt Nam, TS. Trịnh Toàn (Hoa Kỳ) bày tỏ mong muốn thúc đẩy liên kết giữa các nhà khoa học trong nước và ngoài nước để cùng kết nối tri thức, giải các bài toán phát triển đất nước. TS. Toàn cho rằng, cần có nhiều dự án để những chuyên gia, nhà khoa học người Việt ở nước ngoài tham gia và “phát triển công nghiệp phải dựa vào dữ liệu nên tôi mong Chính phủ có hệ thống dữ liệu mở, chia sẻ dữ liệu”.

Một số ý kiến cũng cho rằng, cần sử dụng trí thức Việt để phát triển công nghệ cho người Việt Nam bởi nhiều công nghệ ở nước ngoài về Việt Nam không hoạt động được, hay muốn hoạt động thì phải dựa vào chuyên gia nước ngoài. Các ý kiến cũng thể hiện sẵn sàng tham gia vào việc đào tạo nhân lực khoa học công nghệ cho đất nước, đem những kiến thức, kinh nghiệm làm việc ở các nước phát triển để truyền lại trong nước.

Làm việc trong lĩnh vực robot và tự  động hóa, TS. Phạm Quang Cường, giảng viên Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) rất mong muốn hợp tác, tham gia các dự án, nhà máy công nghiệp tại Việt Nam để phát triển các robot “Made in Việt Nam”. TS. Cường cũng như các ý kiến tại cuộc gặp mặt kiến nghị Chính phủ có chính sách tạo điều kiện để những nhà khoa học ở nước ngoài có cơ hội đóng góp sức mình cho Tổ quốc.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo môi trường tốt nhất cho trí thức người Việt ở nước ngoài có điều kiện phát huy kiến thức, kinh nghiệm. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo môi trường tốt nhất cho trí thức người Việt ở nước ngoài có điều kiện phát huy kiến thức, kinh nghiệm. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Ghi nhận và cảm ơn tâm huyết của các tri thức trẻ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có tầng lớp trí thức và cho biết, trong các chuyến công tác ở nước ngoài, ông đều gặp gỡ trí thức người Việt Nam và rất cảm động khi thấy không chỉ những người lớn tuổi mà cả những người trẻ tuổi đều thể hiện tâm huyết với đất nước.

“Đọc danh sách về thành tích, sự nghiệp của các bạn ngồi đây, tôi rất tự hào, đúng như câu người ta hay nói “tuổi trẻ tài cao”. Các bạn là những chuyên gia giỏi làm ở nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp, trường đại học danh tiếng đã có mặt hôm nay”, Thủ tướng phát biểu.

Cho rằng không có khoa học công nghệ thì  đất nước không thể phát triển, sẽ thất bại, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn quan tâm thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, coi cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó cốt lõi là dữ liệu lớn, nền tảng mở, trí tuệ nhân tạo, robot … là cơ hội lớn mà “nếu không nắm bắt thì sẽ bị tiếp tục tụt hậu”.

“Chủ trương của Chính phủ là tranh thủ tối đa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để giúp chúng ta nâng cao hiệu quả, hiệu suất của nền kinh tế, qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đưa quy mô nền kinh tế cao hơn nữa”, Thủ tướng nhấn mạnh. Không có đổi mới sáng tạo thì không thể phát triển được. Chính phủ đang xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 với tinh thần chủ động, quyết liệt để sánh vai với các cường quốc về công nghệ, coi đây là một trong những giải pháp để thúc đẩy việc hình thành trung tâm sáng tạo tại các khu công nghệ, trước hết là khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).

Ảnh: VGP/Quang Hiếu Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ  đã xác định rõ việc xây dựng nguồn nhân lực 4.0, hệ sinh thái 4.0 và quan tâm cả văn hóa 4.0, một vấn đề  lớn đang đặt ra khi mà “mỗi đứa trẻ ôm một cái máy tính bảng, mỗi thành viên gia đình ngồi một góc, vào mạng, mà trên mạng có mặt tốt và cả mặt không tốt”. Không chỉ có cơ hội, môi trường công nghiệp 4.0 có các thách thức lớn về mặt xã hội, như giải quyết việc làm thế nào, bảo vệ trẻ em, bảo mật thông tin, an ninh mạng…

Do đó, nhấn mạnh vai trò của các chuyên gia trong và ngoài nước, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo môi trường tốt nhất cho trí thức người Việt ở nước ngoài có điều kiện phát huy kiến thức, kinh nghiệm phát triển đất nước, làm sao kết hợp được trí thức ngoài nước và trong nước.

Vì thế, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục phát triển mạng lưới đổi mới sáng tạo, không chỉ trong ngày hôm nay, trong tuần này mà tổ chức thường xuyên hơn.

Nhắc tới tên tuổi nhiều nhà khoa học tận hiến cuộc đời cho Tổ quốc, được Tổ quốc ghi công, lịch sử ghi danh như GS. Trần Đại Nghĩa, nhà bác học Lương Đình Của, bác sĩ Đặng Văn Ngữ…, Thủ tướng cho rằng, lịch sử cho thấy, đất nước chỉ hưng thịnh khi mà khơi dậy được lòng yêu nước, quy tụ được người tài đức dốc lòng vì nước, dám xả thân vì nghĩa lớn. Đất nước không có người hiền tài thì không thể hưng thịnh.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta cần nhiều trung tâm, cần nhiều mạng lưới tri thức đổi mới sáng tạo để làm nền tảng thúc đẩy giá trị và tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, Chính phủ quan tâm đến hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực với các nhà khoa học, các cơ sở khoa học công nghệ trong nước và tiếp tục xây dựng sáng kiến hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, kể cả khung pháp lý cho mô hình kinh tế số, đặc biệt là giải pháp phát triển trung tâm sáng tạo sắp hình thành tại một số khu công nghệ cao để “các bạn có thể thể hiện được, đóng góp được tài năng, sức lực, trí tuệ cho đất nước”.

Thủ tướng mong muốn các chuyên gia, trí thức tiếp tục đóng góp xây dựng thành công Chính phủ  điện tử để chỉ đạo, điều hành của Chính phủ có hiệu quả hơn.

Đề nghị các Bộ trưởng lắng nghe ý kiến của các trí thức, Thủ tướng khẳng định, tạo mọi điều kiện để các trí thức người Việt ở nước ngoài tham gia trực tiếp vào các dự án, chương trình khoa học công nghệ.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Dự kiến, chiều 19/8, trong khuôn khổ Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo, sẽ diễn ra lễ Công bố Sáng kiến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và phiên đối thoại của lãnh đạo Chính phủ với các nhà khoa học.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao về xây dựng Chiến lược quốc gia cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu Đề  án thành lập “Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia” và xây dựng Mạng lưới nhân lực thực hiện Chiến lược quốc gia về 4.0.

Trong khuôn khổ đó, Bộ Kế hoạch và  Đầu tư khởi xướng và chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và  Đào tạo và nhiều cơ quan, đơn vị khác cùng một số  địa phương, tổ chức Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam diễn ra từ ngày 18-24/8/2018 với thành phần nòng cốt là 100 người Việt trẻ tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở nước ngoài.

Theo cổng TTĐT Chính phủ

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.