Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quy định về tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học đối với học sinh dân tộc thiểu số

Cát Tường - 07:10, 14/10/2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của Nhân dân về dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non đối với học sinh dự bị đại học.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa/INT

Theo dự thảo, Quy chế này quy định về tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học (DBĐH); xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh DBĐH.

Quy chế này áp dụng đối với trường DBĐH; cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ đại học, trường cao đẳng đào tạo ngành Giáo dục Mầm non (gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc được áp dụng Quy chế này đối với nhiệm vụ bồi dưỡng DBĐH.

Quy định về tuyển sinh DBĐH

Theo dự thảo, tuyển sinh vào học DBĐH bằng phương thức tuyển thẳng và xét tuyển. Đối tượng được tuyển thẳng là thí sinh người dân tộc thiểu số rất ít người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; Thí sinh cử tuyển theo quy định tại Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 8/12/2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.

Đối tượng được xét tuyển: Thí sinh là người dân tộc thiểu số thường trú từ 18 tháng liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh) tại các xã thuộc khu vực 1(KV1) quy định tại “Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có cha mẹ đẻ hoăc người giám hộ thường trú tại khu vực này;

Trường DBĐH được tuyển không quá 5% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm thí sinh là người dân tộc Kinh thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh) tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cấp có thẩm quyền; có cha mẹ đẻ hoăc người giám hộ thường trú tại vùng này.

Mỗi học sinh chỉ được học một lần DBĐH; các đối tượng đang học hoặc đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng không được xét tuyển vào DBĐH.

Về điều kiện xét tuyển, trường DBĐH sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm xét tuyển hoặc kết quả học tập THPT ghi trong học bạ để xét tuyển.

Điều kiện xét tuyển đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm xét tuyển: Tốt nghiệp THPT; Tổng điểm ba bài thi/môn thi (không tính điểm ưu tiên) của tổ hợp xét tuyển đạt từ 12,0 điểm trở lên và mỗi bài thi/môn thi trong tổ hợp xét tuyển đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10; Xếp loại rèn luyện (hạnh kiểm) ba năm học THPT đạt từ mức Khá trở lên.

Điều kiện xét tuyển đối với thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT: Tốt nghiệp THPT; Kết quả xếp loại học tập từ mức Đạt (Trung bình) trở lên và kết quả xếp loại rèn luyện (hạnh kiểm) từ mức Khá trở lên trong ba năm học THPT; Điểm trung bình cộng của ba môn theo tổ hợp xét tuyển của năm học lớp 12 từ 6,0 trở lên.

Hằng năm, trường DBĐH căn cứ các quy định của Quy chế này, căn cứ các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học gồm đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất để xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Kế hoạch tuyển sinh gồm các nội dung chính sau: đối tượng và phương thức tuyển sinh; các tổ hợp môn xét tuyển; phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT; thời gian thu hồ sơ đăng ký tuyển sinh, công bố kết quả tuyển sinh; tổ chức công tác tuyển sinh.

Quy định về bồi dưỡng DBĐH

Về nội dung bồi dưỡng: Học sinh DBĐH được bồi dưỡng kiến thức văn hóa gồm: Ba môn theo tổ hợp môn mà học sinh đã sử dụng để xét tuyển vào trường DBĐH (môn 1, môn 2, môn 3) và môn Tiếng Anh, môn Tin học; đối với tổ hợp môn có môn Tiếng Anh thì học sinh chỉ học thêm môn Tin học; Học sinh DBĐH được rèn luyện sức khỏe (RLSK) và tham gia các hoạt động giáo dục (HĐGD). Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, nhu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh, Hiệu trưởng trường DBĐH lựa chọn các nội dung RLSK và HĐGD phù hợp; Trường DBĐH chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo đề cương chi tiết các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Về khung thời gian đối với các tổ hợp môn không có môn Tiếng Anh

Môn 1

Môn 2

Môn 3

Tin học

Tiếng Anh

RLSK và HĐGD

Tổng

7 tiết/ tuần

7 tiết/ tuần

7 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

30 tiết/ tuần

Khung thời gian đối với các tổ hợp môn có môn Tiếng Anh

Môn 1

Môn 2

Môn 3

(Tiếng Anh)

Tin học

RLSK và HĐGD

Tổng

7 tiết/ tuần

7 tiết/ tuần

10 tiết/

Tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

30 tiết/ tuần

Thời gian bồi dưỡng DBĐH là 01 năm học. Hiệu trưởng trường DBĐH quyết định kế hoạch năm học đảm bảo đủ 28 tuần thực học, thời gian còn lại để tổ chức ôn tập, thi cuối khóa và các hoạt động khác. 

Thực hiện kiểm tra định kỳ: Trong một năm học, mỗi môn học có 2 lần kiểm tra định kỳ bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm là 45 phút, riêng môn Toán là 60 phút. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức tự luận là 60 phút, riêng môn Ngữ văn là 90 phút; Học sinh chưa đủ số lần kiểm tra định kỳ của mỗi môn học, nếu có lý do chính đáng được nhà trường xem xét cho kiểm tra bổ sung.

Thi cuối khóa: Các môn thi cuối khóa là ba môn theo tổ hợp môn mà học sinh đã sử dụng để xét tuyển vào trường DBĐH và được bồi dưỡng tại trường DBĐH; Học sinh được dự thi cuối khóa khi có đủ 2 lần kiểm tra định kỳ của mỗi môn học, điểm trung bình cộng hai bài kiểm tra định kỳ của mỗi môn học từ 5,0 trở lên và không nghỉ học quá 35 ngày. Thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm là 60 phút, riêng môn Toán là 90 phút; theo hình thức tự luận là 90 phút, riêng môn Ngữ văn là 120 phút;...

Ngoài ra, dự thảo Quy chế còn nêu các quy định về xét chuyển học sinh hoàn thành DBĐH vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non. 

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...