Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chương trình 1719

Quảng Ngãi thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Minh Thu - Tuyết Ngân - 08:53, 28/03/2025

Từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đường giao thông nông thôn ở xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 (Ảnh: Báo Quảng Ngãi).
Đường giao thông nông thôn ở xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)

Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, thời gian qua, chính quyền xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà đã tập trung xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu trên địa bàn. Theo chia sẻ của già làng Đinh Văn Nhung, thôn Mang Nà, xã Sơn Bao, trước đây, đường sá đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa, đường lầy lội, trẻ con đến trường thường bị ngã lấm quần áo, sách vở. Giờ thì đường bê tông rộng rãi, người dân khai thác keo, mì, vận chuyển rất thuận lợi, trẻ con có thể đi xe đạp đến trường... Các công trình phục vụ đời sống dân sinh phát huy hiệu quả, người dân ai cũng phấn khởi.

Thời gian tới, ngoài thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi cũng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức tự lực vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm thoát nghèo nhanh, hiệu quả và mang tính bền vững”.

Ông Võ PhiênPhó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

Ông Giáp Hùng Vương Chủ tịch UBND xã Sơn Bao cho biết, riêng trong năm 2024, từ nguồn vốn được phân bổ, xã đã đầu tư hơn 1,6 tỷ đồng bê tông tuyến đường giao thông xóm Mang Ka La, thôn Mang Nà và đường giao thông nông thôn Mang Nà - Nước Bao, với tổng chiều dài khoảng 800m. Đồng thời, xã đầu tư 552 triệu đồng để xây dựng 1 phòng học tại điểm trường Tiểu học &THCS Pa Rang. Nhờ đó, học sinh ở thôn Làng Mùng có điều kiện học tập tốt hơn.

Báo cáo của UBND huyện Sơn Hà cho biết: Thực hiện Dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS, năm 2024, huyện đã giải ngân trên 66 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa 41 công trình cơ sở hạ tầng, tập trung vào các công trình giao thông, giáo dục, thiết chế văn hóa. Trong đó, lĩnh vực giao thông có 22 công trình được thi công kết nối với các thôn, xã trên địa bàn, phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương của Nhân dân.

Còn trong giai đoạn 2022 - 2024, huyện Sơn Hà đã bố trí kinh phí xây mới, nâng cấp, sửa chữa nhiều công trình nhà văn hóa thôn, tổ dân phố trên địa bàn. Qua đó, đáp ứng nhu cầu tổ chức các cuộc hội họp, sinh hoạt văn hóa của người dân trong vùng.

“Nhà sinh hoạt cộng đồng được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng tường rào, cổng ngõ khang trang, sạch đẹp. Người dân rất phấn khởi”, ông Đinh Văn Hổ, ở Tổ dân phố Nước Nia, thị trấn Di Lăng chia sẻ.

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, triển khai 10 dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719, trong giai đoạn 2021 - 2024, tỉnh đã phân bổ hơn 1.820 tỷ đồng cho các dự án. Trong đó, tỉnh chú trọng hỗ trợ nhà ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng. Cùng với đó là xóa mù chữ, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo tồn bản sắc văn hóa các DTTS.

Một trong 25 bể chứa nước của công trình cấp nước sinh hoạt thôn Trà Lạc, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng (Ảnh: Báo Quảng Ngãi).
Một trong 25 bể chứa nước của công trình cấp nước sinh hoạt thôn Trà Lạc, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng. (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ông Trần Thanh Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết, các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã được triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định của Nhà nước. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm của huyện giảm từ 4 - 4,5%, riêng năm 2024 giảm gần 6%.

“Chương trình MTQG 1719 là một trong những nguồn lực quan trọng giúp huyện Sơn Hà phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững. Thời gian tới, huyện Sơn Hà tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án, phấn đấu giải ngân theo đúng kế hoạch đề ra”, ông Trần Thanh Trung nhấn mạnh.

Những năm qua, tỉnh tận dụng hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Quảng Ngãi đã ưu tiên và tập trung xây dựng, phát triển các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị; tạo đầu ra ổn định cho nông sản, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của khu vực miền núi giảm hơn 7%, vượt 2,5% chỉ tiêu Nghị quyết tỉnh giao. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố. Văn hóa truyền thống vùng đồng bào DTTS được bảo tồn và phát triển, tình hình an ninh chính trị trong vùng được giữ vững.

“Thời gian tới, ngoài thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi cũng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức tự lực vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm thoát nghèo nhanh, hiệu quả và mang tính bền vững” - ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ.

Tính đến thời điểm hiện tại, 100% số xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông; 94,8% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% xã có điện lưới quốc gia. 99,4% học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường, 97% học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường; 91% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm còn 6,19%; có thêm 1 huyện miền núi thoát nghèo; giảm 50% số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Tin cùng chuyên mục
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.