Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quảng Nam: Khẩn trương khắc phục sạt lở, phân luồng giao thông

Minh Thu - 09:57, 27/11/2024

Do ảnh hưởng của mưa lớn, tình hình ngập sâu, chia cắt giao thông và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện, tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo chính quyền các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn, chủ động phân luồng giao thông để đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản.

Chính quyền và ngành chức năng huyện Bắc Trà My đang nỗ lực khắc phục hậu quả sạt lở do mưa lớn những ngày qua (Ảnh: Tú Vân)
Chính quyền và ngành chức năng huyện Bắc Trà My đang nỗ lực khắc phục hậu quả sạt lở do mưa lớn những ngày qua. (Ảnh: Tú Vân)

Tại huyện Bắc Trà My, tỉnh đến chiều tối 26/11 đã ghi nhận 8 xã và thị trấn có nhiều điểm sạt lở với tổng số 15 điểm sạt lở. Chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện đã di dời 138 hộ/523 nhân khẩu đến ở xen ghép và tập trung.

Tại huyện Nam Trà My, sạt lở khiến điểm trường Răng Chuỗi, tại thôn 1, xã Trà Cang bị sập tường. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ghi nhận nhiều điểm sạt lở trên các tuyến giao thông; trong đó đường bê tông dẫn vào làng Ong Deo, thôn 2, xã Trà Dơn bị đứt gãy hoàn toàn.

Yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện kiểm tra, thống kê đánh giá, báo cáo tổng hợp tình hình thiệt hại trước ngày 10/12. Chủ động sử dụng nguồn lực của cơ quan, đơn vị, địa phương để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của thiên tai; trường hợp vượt quá khả năng cân đối, đề xuất nhu cầu hỗ trợ cụ thể theo mức quy định hiện hành và thực tế thiệt hại, báo cáo UBND tỉnh".

Ông Hồ Quang BửuPhó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Mưa lớn cũng đã khiến cầu Đắk Mi 1 trên Quốc lộ 14E hư hỏng nặng, mặt cầu nhịp 3 bị đẩy lệch về phía trái tuyến 47cm (tại đuôi mố M2) so với vị trí ban đầu, các dầm ngang, u neo tại một số trụ nứt vỡ, đầu dầm tại vị trí M2 bị đẩy lệch ra khỏi gối cao su, khe co giãn tại mố M2 bị kéo hở và bung bulong, gây ách tắc giao thông.

Qua kiểm tra, bước đầu Ban Quản lý dự án 4 (đơn vị quản lý dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E) đã huy động máy móc, nhân lực tiến hành dọn đất đá và thu dọn cây cối bị đổ, bố trí, lắp đặt barie, rào chắn, biển báo; cử người trực gác 2 đầu, phối hợp với các lực lượng của địa phương đảm bảo an toàn và phân luồng giao thông.

Cùng với đó, nước lũ dâng cao trong những ngày qua đã gây ngập và chia cắt một số tuyến đường huyện Nông Sơn. Riêng xã Phước Ninh, nước lũ khiến giao thông bị chia cắt hoàn toàn; tuyến quốc lộ 14H qua địa phận xã bị chia cắt nhiều đoạn, tại cầu Khe Rinh nước ngập sâu gần 2m.

Để khắc phục hậu quả do mưa lớn, hiện, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đã triển khai phân luồng giao thông tại cầu Đắk Mi 1. Cho phép phương tiện chở khách dưới 16 chỗ ngồi, xe tải dưới 5 tấn và các phương tiện xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ được phép lưu thông qua cầu Đắk Mi 1. Các phương tiện còn lại hướng từ huyện Phước Sơn đi quốc lộ 1A có thể lưu thông qua đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14B. Đối với hướng từ quốc lộ 1A đi huyện Phước Sơn, tại Km 972+200, các phương tiện đi theo quốc lộ 14E đến Km 58+530, rẽ qua đường Trường Sơn Đông, sau đó đi qua đường Hồ Chí Minh.

Lực lượng chức năng huyện Nông Sơn chốt chặn tại khu vực bịi ngập sâu (Ảnh: Minh Thông).
Lực lượng chức năng huyện Nông Sơn chốt chặn tại khu vực bịi ngập sâu. (Ảnh: Minh Thông)

Ngành Giao thông tỉnh Quảng Nam cũng đã triển khai cắm biển hướng dẫn phân luồng giao thông tại các nút giao giữa quốc lộ 14E với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hồ Chí Minh và ĐT611. Các đơn vị có liên quan tổ chức cắm biển hướng dẫn phân luồng giao thông tại các nút giao giữa quốc lộ 14E với quốc lộ 1, ĐT.614 và đường Trường Sơn Đông.

Chỉ đạo khắc phục hậu quả do mưa lớn trên địa bàn, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện kiểm tra, thống kê đánh giá, báo cáo tổng hợp tình hình thiệt hại trước ngày 10/12. Chủ động sử dụng nguồn lực của cơ quan, đơn vị, địa phương để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của thiên tai; trường hợp vượt quá khả năng cân đối, đề xuất nhu cầu hỗ trợ cụ thể theo mức quy định hiện hành và thực tế thiệt hại, báo cáo UBND tỉnh.

Các địa phương nhanh chóng tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại. Huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, trường lớp, dọn dẹp vệ sinh môi trường, khôi phục các tuyến giao thông, công trình hạ tầng thiết yếu và sản xuất ngay sau thiên tai.

Đồng thời, chủ động rà soát các khu vực không đảm bảo an toàn, nhất là các khu vực bị ngập sâu, chia cắt, vùng trũng thấp ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn, trên các sông, suối, hồ chứa nước, nơi có nguy cơ sạt lở đất, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người; kiên quyết không để người dân sơ tán quay trở về nhà khi chưa đảm bảo an toàn. Hỗ trợ người dân chỗ ở, lương thực đảm bảo ổn định cuộc sống, đặc biệt các hộ có nhà cửa bị thiệt hại, các hộ phải sơ tán.

Để khắc phục hậu quả do mưa lớn, hiện, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đã triển khai phân luồng giao thông tại cầu Đắk Mi 1. Cho phép phương tiện chở khách dưới 16 chỗ ngồi, xe tải dưới 5 tấn và các phương tiện xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ được phép lưu thông qua cầu Đắk Mi 1. Các phương tiện còn lại hướng từ huyện Phước Sơn đi quốc lộ 1A có thể lưu thông qua đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14B. Đối với hướng từ quốc lộ 1A đi huyện Phước Sơn, tại Km 972+200, các phương tiện đi theo quốc lộ 14E đến Km 58+530, rẽ qua đường Trường Sơn Đông, sau đó đi qua đường Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.