Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Giảm nghèo bền vững

Quảng Nam: Các mô hình phát triển sản xuất giúp đồng bào giảm nghèo bền vững

T.Nhân - H.Trường - 16:29, 04/04/2025

Những năm gần đây, từ nguồn lực các chương trình, chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Nam đã và đang tích cực triển khai các mô hình liên kết phát triển sản xuất cho người dân. Với các mô hình sản xuất phù hợp, hàng trăm hộ khó khăn trên địa bàn có điều kiện cải thiện sinh kế, vươn lên thoát nghèo.

Một góc vùng cao A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam. Ảnh TD
Một góc vùng cao A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam. Ảnh TD

Vợ chồng anh Hôih Rơơm, 36 tuổi, ngụ xã Dang, huyện Tây Giang trước đây là một trong những hộ nghèo, chủ yếu làm nương rẫy và làm thuê, ai gọi gì làm đó. Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình anh, chính quyền địa phương đã động viên và hỗ trợ cho gia đình anh một cặp bò giống, nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhận được bò, gia đình anh trồng thêm đám cỏ, làm một chuồng nhỏ trên đồi để tiện chăm sóc. Vợ chồng anh xem đây là động lực để vươn lên thoát nghèo trong thời gian tới.

Anh Hôih Rơơm tích cực chăm sóc bò được hỗ trợ
Anh Hôih Rơơm tích cực chăm sóc bò được hỗ trợ

Ông Phạm Sáu, Chủ tịch UBND xã Dang cho biết: Từ các nguồn lực chính sách của tỉnh và Trung ương, xã Dang đã cấp 200 con bò cho 100 hộ, 60 con heo cho 12 hộ, hàng chục ngàn cây quế giống cho hơn 100 hộ… Đây là một trong các trợ lực giúp người dân có điều kiện cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Từ các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, toàn tỉnh đã triển khai được 150 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn các huyện, với 3.391 hộ dân tham gia. Qua đó, giúp cho hàng ngàn hộ dân từng bước cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo”.

Ông Đặng Tấn Giản, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Nam

Không chỉ ở xã Dang, các dự án về chăn nuôi, trồng trọt cũng được các địa phương vùng cao tỉnh Quảng Nam triển khai hiệu quả, qua đó giúp cho hàng ngàn hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Trước khi cấp hỗ trợ, các hộ dân đều được tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc vật nuôi, cây trồng. Ngoài ra, tùy theo thổ nhưỡng, khí hậu và nhu cầu của người dân, các cấp chính quyền địa phương có những lựa chọn về mô hình hỗ trợ, đảm bảo hiệu quả và bền vững cho các hộ dân.

Không chỉ ở xã Dang, các dự án về chăn nuôi, trồng trọt cũng được các địa phương vùng cao tỉnh Quảng Nam triển khai hiệu quả, qua đó giúp cho hàng ngàn hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Trước khi cấp hỗ trợ, các hộ dân đều được tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc vật nuôi, cây trồng. Ngoài ra, tùy theo thổ nhưỡng, khí hậu và nhu cầu của người dân, các cấp chính quyền địa phương có những lựa chọn về mô hình hỗ trợ, đảm bảo hiệu quả và bền vững cho các hộ dân.Đơn cử tại huyện Đông Giang, mô hình phát triển kinh tế vườn được địa phương quan tâm hỗ trợ và hướng dẫn người dân thực hiện. Đến nay, huyện đã phê duyệt 109 vườn, đạt 109% kế hoạch giao. Mô hình kinh tế vườn phát huy hiệu quả sẽ tác động lớn đến kinh tế hộ gia đình, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo.

Mùa vàng của đồng bào Cơ Tu ở xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh TD
Mùa vàng của đồng bào Cơ Tu ở xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Ảnh TD

Trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đặng Tấn Giản, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Nam chia sẻ: Từ các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, toàn tỉnh đã triển khai được 150 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn các huyện, với 3.391 hộ dân tham gia.

“Trong đó, địa phương tập trung vào các dự án hỗ trợ cho người dân về cây giống, con giống phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương như heo, bò, trâu, hươu sao và các loại cây trồng như quế, chè, ớt, cây ăn trái và những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi da xanh… Qua đó, giúp cho hàng ngàn hộ dân từng bước cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo”, ông Đặng Tấn Giản thông tin.