Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Phiên họp thứ nhất của Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Đề án “Bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ Lào và Campuchia”

Hoàng Quý - 07:54, 03/04/2024

Chiều 2/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà - Trưởng Ban Soạn thảo đã chủ trì cuộc họp của Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Đề án “Bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ Lào và Campuchia”. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Đề án.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà chủ trì cuộc họp
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà chủ trì cuộc họp

Theo dự thảo, Đề án có mục tiêu cung cấp những hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa các dân tộc Việt Nam, tiếng Việt… cho cán bộ trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia. Từ đó, giúp cán bộ nước bạn nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc… để vận dụng vào thực tiễn công tác của bản thân, nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ hoàn thành chức trách được giao.

Thông qua công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc, góp phần củng cố tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; tình hữu nghị hợp tác toàn diện với Vương quốc Campuchia.

Theo đó, Đề án sẽ bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc, đào tạo tiếng Việt cho cán bộ Lào, Campuchia thông qua nhiều hình thức, như: Học tập, tham quan, chia sẻ kinh nghiệm các mô hình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, mô hình giảm nghèo vùng đồng bào DTTS; bồi dưỡng tiếng Việt cho cán bộ...

Quang cảnh cuộc họp
Quang cảnh cuộc họp

Tại cuộc họp, các đại biểu bảy tỏ đồng tình cao với sự cần thiết của Đề án “Bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ Lào và Campuchia”. Các đại biểu đã phát biểu thảo luận, làm rõ hơn về một số nội dung trong Đề án như: Tên gọi của Đề án; niên độ phân kỳ của Đề án; các nội dung, tư tưởng của Đề án; phương pháp, mô hình triển khai Đề án…

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đánh giá cao những ý kiến đóng góp vào dự thảo Đề án của các đại biểu; đồng thời cho biết Ban Soạn thảo sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến để bổ sung, hoàn thiện vào đề cương của Đề án.

Thống nhất với ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà cho rằng, đề cương của Đề án cần làm rõ và đầy đủ hơn về tên gọi; bố cục của Đề án phải tuân thủ các quy định; các nội dung cụ thể cần bảo đảm tính thống nhất; bổ sung thêm một só nội dung như: Căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn; quan điểm, nguyên tắc và phạm vi của đề án; có đánh giá thực trạng đội ngũ làm công tác dân tộc của Lào và Campuchia…

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.