Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ủy ban Dân tộc nghiệm thu đề tài khoa khọc

VIỆT CƯỜNG - 20:53, 04/10/2019

Ngày 4/10/2019, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2030”.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

TS. Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có TS. Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình CTDT/16-20; các thành viên Hội đồng; đại diện Vụ Tổng hợp, Học viện Dân tộc, Ban Chủ nhiệm Đề tài và một số nhà khoa học.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ngày 14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 402/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, trong đó giao UBDT nhiệm vụ “Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 4 nhóm đối tượng”. Để thực hiện nhiệm vụ, UBDT đã giao Học viện Dân tộc chủ trì Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2030”; Mã số CTDT.28.17/16-20.

TS. Phan Văn Hùng - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT phát biểu
TS. Phan Văn Hùng - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT phát biểu

Mục tiêu của Đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của Chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức. Đề xuất chương trình, phương pháp giảng dạy, giải pháp, cơ chế chính sách tổ chức thực hiện Chương trình bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2030.

Tại phiên họp, đánh giá cao các kết quả nghiên cứu, đề xuất và các sản phẩm của Đề tài, các thành viên Hội đồng thống nhất về cơ bản Đề tài hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra. Để hoàn thiện tốt hơn các kết quả của Đề tài, các thành viên Hội đồng đề nghị: Mô tả kỹ hơn quá trình thu thập, khảo sát, phân tích dữ liệu; làm rõ các kiến thức cơ bản và nâng cao cho từng nhóm đối tượng, lồng ghép các nội dung bồi dưỡng vào các chương trình hiện có; phương án huy động các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu để tận dụng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất; đánh giá chất lượng công tác bồi dưỡng; đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao tính tự chủ; làm rõ hơn căn cứ và tính thực tiễn để đưa ra khuyến nghị…