Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nỗ lực triển khai các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em

PV - 10:02, 05/06/2019

Trong những năm qua, công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, thách thức lớn đang đặt ra, đặc biệt là đối với trẻ em vùng DTTS, miền núi. Để giải quyết thách thức đó, cần tăng cường các giải pháp hữu hiệu hơn.

Tìm hiểu rõ hơn vấn đề trên, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương.

Bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương. Bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương.

Công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, thách thức lớn đang đặt ra, đặc biệt là đối với trẻ em vùng DTTS, miền núi. Xin bà cho biết, những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay là gì?

Như chúng ta đã biết, trẻ em không chỉ là lực lượng đông đảo của hiện tại mà là nguồn nhân lực của tương lai. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước và các địa phương xem là chính sách ưu tiên hàng đầu trong việc bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định và lâu dài của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, khó khăn hiện nay là yếu tố nguồn lực (gồm nguồn lực tài chính và con người)-nhân tố góp phần quyết định hiệu quả của hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thời gian qua, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tuy nhiên nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp này vẫn còn chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra.

Cùng với đó, thách thức lớn đang đặt ra trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong đó có trẻ em vùng DTTS, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, đó là tình trạng xâm hại, bạo lực học đường, đuối nước và tai nạn thương tích ở trẻ em đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, với mức độ gia tăng cao và hậu quả ngày càng lớn.

Được biết Hội đồng Đội Trung ương, các ngành, các cấp đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình hành động phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường …. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đã có rất nhiều trẻ em vùng đặc biệt khó khăn bị đuối nước, bị xâm hại…Vậy để giải quyết những vấn đề nan giải này, cần có giải pháp gì, thưa bà?

Trong thời gian qua, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương cũng đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào cụ thể để phòng chống, giảm thiểu tình trạng tai nạn thương tích và đuối nước trong thanh thiếu nhi. Nhằm tạo các sân chơi an toàn, bổ ích và thiết thực cho thanh thiếu nhi, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017-2022 cũng đã xác định chỉ tiêu quan trọng là “Xây dựng mới tại mỗi xã, phường, thị trấn ít nhất 01 sân chơi cho thanh thiếu nhi trên địa bàn dân cư”. Trong năm 2018, tổ chức đoàn các cấp đã xây dựng mới được hơn 2.000 sân chơi thiếu nhi trên cả nước.

Nhằm góp phần kiểm soát, giảm thiểu tình trạng tai nạn, thương tích ở trẻ em, năm 2018, Trung ương Đoàn đã ban hành, triển khai thực hiện Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2018-2022”. Trong 5 năm, các cấp bộ Đoàn, Đội sẽ tổ chức cho 1 triệu thiếu nhi tham gia các lớp, các chương trình tập huấn về kỹ năng, kỹ năng phòng chống đuối nước và tai nạn, thương tích; dạy bơi an toàn miễn phí cho 10.000 thiếu nhi; xây dựng mới hoặc lắp đặt mới 400 bể bơi cố định, bể bơi di động; thành lập 100 tủ sách hướng dẫn kỹ năng an toàn cho thiếu nhi; 100% đoàn cấp tỉnh và 100% đoàn cấp huyện hằng năm tổ chức ít nhất 1 lớp tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước, tai nạn, thương tích cho thiếu nhi…

Cần ưu tiên nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất và dành sự quan tâm nhiều hơn tới trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Cần ưu tiên nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất và dành sự quan tâm nhiều hơn tới trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Hội đồng Đội Trung ương cũng đã ký kết với Quỹ Cộng đồng Phòng tránh Thiên tai Biên bản ghi nhớ, hai bên cùng nhau thực hiện hỗ trợ 35 bể bơi kiên cố và các bể bơi di động, mỗi bể bơi trị giá 600 triệu đồng tại 16 tỉnh, thành phố có nguy cơ đuối nước cao, triển khai từ tháng 5 đến tháng 12/2019.

Với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp đang tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả các phong trào, hoạt động giáo dục, chăm sóc và bảo vệ thanh thiếu nhi.

Năm 2019, chương trình hành động hướng tới thiếu nhi Việt Nam nói chung, thiếu nhi vùng DTTS, miền núi nói riêng được triển khai như thế nào, thưa bà? Xin bà cho biết điểm nhấn của chương trình hành động năm nay là gì?

Năm 2019, tổ chức đoàn, đội các cấp phấn đấu thực hiện hiệu quả việc huy động nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi ở khu vực vùng DTTS, biên giới, hải đảo. Duy trì xây dựng điểm sinh hoạt vui chơi cho thiếu nhi, cụ thể: xây dựng mới ít nhất 2.000 điểm sinh hoạt, vui chơi cho thanh thiếu nhi; hỗ trợ, giúp đỡ 300 nghìn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn…

Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương sẽ cùng chung tay thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2019-2025.

Tổ chức đoàn, đội các cấp đã và đang tập trung đẩy mạnh việc tổ chức Liên hoan thiếu nhi vượt khó học giỏi, nhằm giúp đỡ các em thiếu nhi ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn có động lực vươn lên. Đây là điểm nhấn của Chương trình hành động năm 2019.

Cùng với đó, một số chương trình, hoạt động đã và đang được Hội đồng Đội Trung ương triển khai như: triển khai chiến dịch “Hành động vì trẻ em”; các hoạt động hỗ trợ hè như “Hành trình trải nghiệm sáng tạo”, “Đi để biết, học để sống”; “Học kỳ quân đội”; chương trình “Tết ấm cho em - Lễ hội gói bánh chưng” …

Trân trọng cảm ơn bà!

THANH HUYỀN