Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ninh Thuận: Thêm 2 di sản văn hóa Chăm được công nhận là Bảo vật quốc gia

T.Nhân - 14:17, 31/01/2024

Theo Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, Chính phủ vừa công nhận thêm 2 Bảo vật quốc gia, là tượng thờ vua Pô Klong Garai và bia ký Phước Thiện thuộc di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.

Tượng thờ vua Pô Klong Garai được người Chăm thờ phụng trong đền tháp Pô Klong Garai
Tượng thờ vua Pô Klong Garai được người Chăm thờ phụng trong đền tháp Pô Klong Garai

Bảo vật quốc gia tượng thờ vua Pô Klong Garai là điêu khắc đá bằng chất liệu sa thạch gồm có bệ Yoni, trụ Linga đính hình mặt vị thần được người Chăm thờ phụng trong đền tháp Pô Klong Garai ở phường Đô Vinh, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, được xây dựng từ thế kỷ thứ 13, 14. Cụm đền tháp Pô Klong Garai hiện nay còn 3 ngôi tháp, gồm: Tháp Cổng ở phía Đông, tháp Lửa ở phía Nam và ngôi tháp chính điện ở phía Tây có đặt tượng thờ vua Pô Klong Garai.

Bảo vật quốc gia bia Phước Thiện được phát hiện vào năm 1992 ở thôn Phước Thiện, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước. Trên hai mặt tấm bia có khắc chữ Chăm cổ; dựa vào nội dung văn khắc và đặc điểm chữ viết, các nhà khoa học xác định bia Phước Thiện có niên đại cuối thế kỷ thứ 8. Hiện bia Phước Thiện đang được lưu trữ, bảo quản, trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.

Bảo vật quốc gia bia Phước Thiện
Bảo vật quốc gia bia Phước Thiện

Được biết, vào năm 2020, hai Bảo vật quốc gia khác thuộc Di sản văn hóa Chăm cũng được Chính phủ công nhận là điêu khắc vua Pô Romê thờ trong đền tháp Pô Romê xây dựng vào thế kỷ thứ 17 ở thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước và bia ký Hòa Lai có niên đại từ thế kỷ thứ 9. Hiện bia ký Hòa Lai đang được bảo quản và trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.