Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Những lễ hội mùa hè hấp dẫn nhất ở Nhật Bản

PV - 14:50, 26/06/2018

Mùa hè chính là thời điểm Nhật Bản diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc nhất trong năm với những ánh đèn bừng sáng, những dãy đèn lồng sặc sỡ…

Lễ hội Obon - Lễ Vu lan của người Nhật Bản

Ở Nhật Bản phát triển rất nhiều loại hình múa nghệ thuật, nhưng nổi tiếng hơn cả phải kể đến điệu Bon, còn gọi là “Bon Odori”. Điệu nhảy này được thực hiện trong dịp lễ hội Obon Lễ Vu lan của người Nhật Bản. Lễ hội múa truyền thống Bon Odori được tổ chức vào tháng 8 hằng năm, thường diễn ra trong khoảng 1 tuần, đây cũng là dịp để các gia đình ở Nhật Bản sum họp, vui chơi bên nhau. Các du khách đi du lịch Nhật Bản cũng thường xuyên lựa chọn để tham dự lễ hội Obon này.

baodantoc_obon

Mọi người thường nói, ở đâu trên thế giới có cộng đồng người Nhật Bản sinh sống đông, ở đó sẽ có lễ hội Bon. Lễ hội Bon Odori được tổ chức hằng năm cũng là minh chức xác thực nhất cho sự tôn trọng những giá trị truyền thống dù họ đã phát triển công nghệ hiện đại.

Lễ hội pháo hoa

Nhiều người cho rằng, mùa hè là mùa pháo hoa vì có rất nhiều lễ hội pháo hoa được tổ chức trên toàn quốc kéo dài từ tháng Bảy đến tháng Tám hằng năm. Vì thế, nếu có dịp đến Nhật Bản vào mùa hè du khách đừng quên mặc áo yukata và đi ngắm pháo hoa như người bản xứ.

Lễ hội pháo hoa ở Nhật Bản thường được tổ chức vào dịp cuối tuần. Lễ hội pháo hoa ở Nhật Bản thường được tổ chức vào dịp cuối tuần.

Lễ hội pháo hoa ở Nhật Bản thường được tổ chức vào dịp cuối tuần, ở khu vực gần biển, sông

hoặc hồ để mặt nước trở thành tấm gương lớn của tự nhiên phản chiếu ánh sáng của pháo hoa. Cũng giống như trong dịp lễ hội hoa anh đào, người Nhật thường tập trung cùng gia đình, bạn bè và cùng nhau thưởng thức không khí hội hè trong lễ hội pháo hoa.

Hình ảnh pháo hoa trong lễ hội đánh dấu sự trở mình của Nhật Bản sau những tổn thất chiến tranh và thiên tai, cũng như để tưởng niệm, ăn mừng chiến thắng và thể hiện tinh thần yêu nước của người dân Nhật Bản.

Trong các lễ hội pháo hoa của Nhật Bản, lễ hội pháo hoa Sumidagawa là nổi tiếng nhất, có lịch sử lâu nhất, thu hút người tham dự đông nhất. Diễn ra và ngày Chủ nhật thứ 4 của tháng 7 hằng năm.

Lễ hội Tanabata (Lễ thất tịch)

Lễ hội Tanabata có nghĩa “Ngắm sao” là một trong những lễ hội đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội truyền thống của Nhật Bản. Ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa-lễ hội Qixi (Ngưu Lang Chức Nữ) và được biết đến ở khá nhiều nước, nhưng không ở nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang. Đặc biệt, là ở 3 thành phố Sendai (tỉnh Miyagi); Anjou (tỉnh Aichi) và Hiratsuka (tỉnh Kanagawa) với những hình ảnh như cây tre treo nhiều mảnh giấy đủ màu, đó chính là lễ hội Tanabata.

Lễ hội âm nhạc Kangensai

Kangensai được diễn ra vào tháng 8 hằng năm tại thành phố Hatsukaichi- Hiroshima và đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Lễ hội Kangensai được tổ chức dưới thời Kiyomori (triều đại Shogun)-Một người có sức ảnh hưởng rất lớn ở Nhật Bản vào thế kỷ 12. Dưới thời này, các tầng lớp quý tộc thường du ngoạn và trình diễn hòa nhạc bằng đàn tì bà, sáo trúc trên thuyền.

Lễ hội múa Hanagasa Matsuri

Diễn ra trong khoảng từ 5-7 tháng 8 tại thành phố phủ thủ của Yamagata. Lễ hội múa Hanagasa Matsuri là lễ hội mùa hè lớn nhất trong năm được tổ chức tại vùng Đông Bắc của Nhật Bản.

Hanagasa là một chiếc mũ được trang trí bằng hoa giả. Trong lễ hội, bạn sẽ thấy hàng nghìn vũ công mặc trang phục giống nhau cho mỗi nhóm và giữ chiếc mũ Hanagasa được trang trí rực rỡ.

Các vũ công vừa nhảy múa vừa diễu hành đồng thời hô theo khẩu hiệu: “Makkasho Makkasho!” cùng nhịp trống hanagasa-Daiko hào hùng nhưng cũng không kém phần vui nhộn, đem lại sự thích thú cho du khách tham quan lễ hội.

DT ( tổng hợp )

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.