Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Những điều cần biết về bệnh viêm tụy cấp

Như Ý - 21:00, 09/10/2024

Viêm tụy cấp là tình trạng tuyến tụy bị viêm (sưng) đột ngột trong một thời gian ngắn. Đây là căn bệnh có thể điều trị khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp gặp phải các biến chứng nặng hoặc tử vong. Để hiểu rõ về căn bệnh này mời các bạn tham khảo những thông tin sau đây để bảo vệ bản thân và gia đình một cách tốt nhất.

Viêm tụy cấp là căn bệnh có thể điều trị khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp gặp phải các biến chứng nặng hoặc tử vong.
Viêm tụy cấp là căn bệnh có thể điều trị khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp gặp phải các biến chứng nặng hoặc tử vong

Viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa có diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp cấp tính, bệnh khởi phát đột ngột, có thể gây tử vong do biến chứng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm tụy cấp là một tiến trình tự hủy mô do chính men tụy gây ra. Theo chức năng sinh lý bình thường, tuyến tụy sẽ tiết ra các men tụy amylase, lipase, trypsin... để góp phần vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Các men này được tiết ra dưới dạng không hoạt động và chúng chỉ được hoạt hóa trở thành có tác dụng ở tá tràng. Nhưng do một nguyên nhân nào đó làm tăng nhạy cảm đáp ứng của tế bào nang tuyến tụy với acid, cholecystokinin, acetylcholine, các men này bị hoạt hóa trong chính lòng ống tụy chuyển thành dạng hoạt động gây phá hủy các mô tụy mà dẫn đến tình trạng viêm tụy cấp.

Lâm sàng viêm tụy cấp biểu hiện qua 3 thể bệnh chính: Viêm tụy cấp thể phù nề; Viêm tụy cấp thể xuất huyết; Viêm tụy cấp thể xuất huyết hoại tử: Trường hợp này có đến 80-90% tử vong.

(Tổng hơp) Những điều cần biết về bệnh viêm tụy cấp 1

Nguyên nhân

Những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay gây bệnh viêm tụy cấp là:

Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh mà bất kỳ ai cũng phải cảnh giác. Men bia rượu sẽ làm rối loạn men tụy, kích thích tuyến tụy tăng tiết enzyme vào ruột non từ đó dẫn đến viêm. Uống bia rượu quá nhiều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết hoại tử, suy thận,...

Những trường hợp ống mật hay ống tụy bị tắc nghẽn do sỏi, giun, dị vật hay khối u,... cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm tụy cấp.

Do tăng Triglyceride máu: Nồng độ Triglyceride trong máu tăng cao sẽ kích thích quá trình phân hủy tại tuyến tụy tạo ra các acid béo tự do, gây ra tình trạng viêm tụy cấp.

Tiền sử phẫu thuật những vùng xung quanh tuyến tụy hoặc chấn thương có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ gây viêm.

Một số rối loạn chuyển hóa hoặc nhiễm vi trùng, chất độc hóa học,... cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến tụy cấp tính.

Triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng của viêm tụy cấp không điển hình nhưng thường gặp các dấu hiệu sau:

Đau bụng cấp: Chủ yếu là đau vùng thượng vị, đau dữ dội, xảy ra đột ngột sau một bữa ăn thịnh soạn nhiều chất đạm, nhiều mỡ hoặc sau uống rượu bia. Đau kéo dài liên tục hoặc từng cơn, đau lan ra sau lưng hoặc lan sang hạ sườn 2 bên. Cơn đau tụy cấp rất dễ bị nhầm với đau dạ dày;

Nôn, buồn nôn: Dấu hiệu buồn nôn xuất hiện sau đau và không liên quan đến triệu chứng đau. Bệnh nhân thường nôn ra dịch mật, dịch dạ dày hoặc máu;

Chướng bụng, bí trung tiện: Là triệu chứng thường gặp của viêm tụy cấp thể hoại tử nặng;

Triệu chứng kèm theo: Có thể là rối loạn ý thức, huyết áp tụt, thiểu niệu....

(Tổng hơp) Những điều cần biết về bệnh viêm tụy cấp 2

Ngoài ra, viêm tụy cấp nặng là một tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Dấu hiệu bệnh viêm tụy cấp nặng có thể xuất hiện đó là:

Nhiễm trùng tuyến tuy: người bệnh có thể mệt mỏi, lờ đờ, môi khô, lưỡi bẩn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị mất nước, biểu hiện bằng môi khô, khát nhiều, mắt trũng.

Sốc: Người bệnh có thể bị sốc, thể hiện qua các dấu hiệu như tay chân lạnh, huyết áp thấp, mạch nhanh.

Suy hô hấp: Người bệnh có thể bị khó thở, SpO2 giảm, da vùng quanh rốn hoặc vùng hông có thể đổi màu xanh tím.

Các biện pháp phòng ngừa viêm tụy cấp

Để phòng ngừa nguy cơ bị viêm tuỵ cấp người bệnh cần ăn uống khoa học, vệ sinh với chế độ ăn nhạt để tránh bị sỏi mật, vì sỏi mật là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra viêm tuỵ cấp

Người bệnh ăn uống lành mạnh, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu, sỏi mật… nên thăm khám định kỳ để quản lý tốt bệnh nền, tránh để biến chứng gây viêm tuỵ cấp.

(Tổng hơp) Những điều cần biết về bệnh viêm tụy cấp 3

Các phương pháp điều trị viêm tụy cấp

Viêm tuyến tụy cấp là bệnh lý rất nguy hiểm, diễn biến phức tạp và có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, hạn chế biến chứng xảy ra.

Điều trị viêm tụy cấp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, có khi bệnh nhẹ tự hồi phục mà người bệnh không nhận biết để đến bệnh viện khám.

Hầu hết, người bệnh cần nhập viện để theo dõi các dấu hiệu nghiêm trọng và hỗ trợ điều trị. Thường người bệnh ổn định sau 5-10 ngày điều trị, trừ trường hợp bệnh rất nặng cần điều trị kéo dài hơn, có thể phải nằm ở đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU: Intensive care unit) và có nguy cơ tử vong.

Đối với những trường hợp điều trị viêm tụy cấp nhẹ chỉ cần điều trị hỗ trợ bằng nhịn ăn tạm thời có thể kéo dài đến 48h, hồi sức truyền dịch, dùng thuốc giảm đau và thực hiện chế độ ăn kiêng sau đó theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với những trường hợp điều trị viêm tụy cấp nặng cần được nhịn ăn tạm thời, hồi sức dịch bằng truyền dịch, giảm đau, kháng tiết, kháng toan phòng loét do stress, cần bằng toan kiềm, điện giải, dinh dưỡng tĩnh mạch hoặc nuôi qua ống thông, liệu pháp kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu biến chứng xảy ra như nhiễm trùng hoại tử tụy hoặc nang giả tuỵ, có thể cần can thiệp ngoại khoa như dẫn lưu dịch nang giả tuỵ, hoặc ổ mủ hoại tử tụy hoặc phẫu thuật nội soi được chỉ định.

Một số trường hợp bị viêm tụy cấp phải nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) do diễn tiến nghiêm trọng, gây suy đa cơ quan như suy hô hấp, truỵ tim mạch, suy gan, suy thận.

(Tổng hơp) Những điều cần biết về bệnh viêm tụy cấp 4

Ngoài ra, trong quá trình điều trị và phục hồi, người bị viêm tụy cấp nên áp dụng chế độ chăm sóc, ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh, cụ thể như sau:

Người bệnh viêm tụy cần bỏ rượu hoàn toàn, ngay cả khi chỉ bị viêm tụy ở mức độ nhẹ hay giai đoạn đầu. Việc tiếp tục uống rượu có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh nghiêm trọng trong tương lai.

Người bệnh viêm tụy cần bỏ hút thuốc lá hoàn toàn, ngay cả khi chỉ bị viêm tụy ở mức độ nhẹ hay giai đoạn đầu. Việc tiếp tục hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ tái phát viêm tụy cấp tính, diễn tiến thành viêm tụy mạn tính, thậm chí là ung thư tuyến tụy.

Người bệnh viêm tụy nên chọn chế độ ăn hạn chế chất béo, thay vào đó cần tích cực bổ sung trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc vào chế độ ăn hàng ngày.

Viêm tụy có thể gây mất nước, do đó đừng quên bổ sung đầy đủ nước hằng ngày. Đồng thời dùng các liệu pháp hỗ trợ: thiền, yoga, châm cứu để có hiệu quả tốt nhất.

Tin cùng chuyên mục
Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng có nhiều khởi sắc… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Trong đó một niềm vui lớn hơn đến từ việc chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ của bà con dân bản, khi nơi đây từng "điểm nóng" về tảo hôn thì nay Quế Phong đã thành điểm sáng trong công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.