Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nhiệm vụ mới của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn từ ngày 01/3/2025

Minh Nhật - 11:13, 05/03/2025

Từ ngày 01/3/2025, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2025 đã chính thức có hiệu lực, quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2025
Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2025

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2025. Điều này có hiệu lực từ ngày 01/3/2025 và quy định cụ thể về các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã:

1.1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành Nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 21 của Luật này, trong đó gồm:

- Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn;

- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

- Quyết định biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp mình.

1.2. Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn;

1.3 Thực hiện quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, quản trị hiện đại, trong sạch, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân;

1.4. Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp mình;

1.5. Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;

1.6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trụ sở UBND xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Ảnh:TL
Trụ sở UBND xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Ảnh:TL

2. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân thị trấn

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, bao gồm:

- Quyết định biện pháp thực hiện quy hoạch và phát triển thị trấn theo quy định của pháp luật;

- Quyết định biện pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quản lý dân cư đô thị theo quy định của pháp luật.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm (1.2), (1.3), (1.4), (1.5) và (1.6) và xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, h khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, bao gồm:

- Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn;

- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

- Quyết định biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp mình;

- Quyết định biện pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quản lý dân cư đô thị theo quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín góp sức cho những công trình từ Chương trình MTQG 1719

Người có uy tín góp sức cho những công trình từ Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đang phát huy vai trò quan trọng tham gia việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Người có uy tín trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, để thực hiện thành công Chương trình.