Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca mắc mới COVID-19

PV - 10:19, 12/11/2022

Tính đến sáng 12/11, thế giới ghi nhận 639.827.371 ca nhiễm COVID-19 và 6.613.410 ca tử vong do dịch bệnh này. Trong 24 giờ qua, Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 74.093 trường hợp.

Người dân đeo khẩu trang tại khu vực Minami, Osaka, Nhật Bản, ngày 11/11/2022. (Ảnh: Kyodo)
Người dân đeo khẩu trang tại khu vực Minami, Osaka, Nhật Bản, ngày 11/11/2022. (Ảnh: Kyodo)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cho thấy trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 268.302 ca nhiễm và 572 ca tử vong do COVID-19.

Ngoài ra, hiện toàn thế giới có 619.350.141 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Trong số 13.863.820 ca bệnh đang điều trị, có 13.828.099 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,7%) và 35.721 ca (chiếm 0,3%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 228 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 235.844.784 ca, trong đó có 1.949.898 ca tử vong và 229.815.192 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Âu ghi nhận thêm 43.658 ca nhiễm mới và là khu vực có số ca mắc COVID-19 mới cao đứng thứ hai thế giới.

Trong khi đó, châu Á vẫn cũng ghi nhận tổng số ca nhiễm COVID-19 ở mức cao, với 195.584.769 ca. 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 172.302 ca nhiễm mới (đứng đầu thế giới) và 278 ca mới tử vong do dịch bệnh này.

Theo số liệu thống kê trên worldometers.info, trong 24 giờ qua, Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 74.093 trường hợp. Cơ quan chức năng Nhật Bản cảnh báo quốc gia châu Á đang bước vào làn sóng bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 8. Cố vấn hàng đầu về COVID-19 của chính phủ Nhật Bản Shigeru Omi, ngày 11/11 cảnh báo dịch bệnh tục diễn biến căng thẳng khi người dân Nhật Bản chuẩn bị bước vào dịp lễ hội cuối năm.

Trong khi đó, hãng thông tấn Kyodo vừa dẫn số liệu thống kê mới nhất có thấy có gần 60% số người dân Nhật Bản không nắm được khuyến cáo do Chính phủ đưa ra về việc đeo khẩu trang tại các khu vực ngoài trời có thể bảo vệ hiệu quả khỏi nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong hầu hết các trường hợp.

Hiện Bắc Mỹ có 118.373.830 ca mắc bệnh, trong đó có 1.557.728 ca tử vong vì COVID-19. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực với tổng số 99.889.152 ca nhiễm và 1.100.118 ca tử vong vì COVID-19.

Tính đến sáng 12/11, Nam Mỹ có 64.598.221 ca nhiễm COVID-19, với 1.333.888 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 34.949.418 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Tính đến sáng 12/11, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 12.686.263 trường hợp, trong đó có 257.967 ca tử vong và 12.008.993 ca bình phục. Hiện Nam Phi đang đứng đầu khu vực về tổng số ca nhiễm COVID-19 với 4.032.718 ca.

Theo số liệu trên worldometers.info, hiện tổng số ca mắc COVID-19 ghi nhận được tại Algeria là 270.924 trường hợp, với 6.881 ca tử vong. Tuy nhiên, số liệu này có thể chưa phản ánh hoàn toàn chính xác bức tranh dịch bệnh tại Algeria do có thể có nhiều trường hợp mắc bệnh và tử vong chưa được các cơ quan y tế ghi nhận đầy đủ.

Trước bối cảnh trên, các nhà chức trách Algeria đang nỗ lực tăng cường và nâng cao năng lực xét nghiệm COVID-19 để chuẩn bị cho nguy cơ dịch bệnh có thể tái bùng phát mạnh trong mùa Đông sắp tới. Cụ thể, Bộ Y tế Algeria đã cấp khoản ngân sách bổ sung 1,45 tỷ dinar (tương đương 10 triệu USD) cho Viện Pasteur Algeria (IPA) để trang trải cho các hoạt động mua thuốc thử và các vật tư tiêu hao phục vụ cho việc xét nghiệm COVID-19.

Hiện châu Đại Dương có 12.738.783 ca nhiễm COVID-19, với 21.821 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực với 10.476.221 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 1.872.459 ca./.