Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nhà thiết kế dân tộc Tày tái hiện lịch sử vàng son với sưu tập áo dài “Thuỵ vũ nghênh hy”

Hương Trà - 14:26, 06/10/2024

“Thụy vũ nghênh hy” là bộ sưu tập áo dài mới nhất mà Nhà thiết kế người Tày Vũ Thảo Giang giới thiệu tới công chúng đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.

Bộ sưu tập tái hiện hình ảnh hào hùng của Thủ đô Hà Nội trong những năm tháng lịch sử, khi người dân đổ ra đường đón mừng đoàn quân từ chiến khu Việt Bắc trở về tiếp quản Thủ đô.

Bộ sưu tập được trình diễn tại Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Nhà thiết kế cung cấp)
Bộ sưu tập được trình diễn tại Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Nhà thiết kế cung cấp)

Bộ sưu tập kết hợp tranh Hàng Trống với những sắc màu trang nhã, mang hình ảnh của những cô gái Hà thành năm xưa hân hoan đón chào đoàn quân giải phóng. Những tà áo dài mang ký ức về vẻ đẹp của thiếu nữ Hà Nội thập niên 50 cho đến cuối thế kỷ 20.

Nhà thiết kế 9x đã đem đến điểm sáng tạo mới rất đặc biệt, khi phần lớn áo có thiết kế lớp áo phụ có thể linh hoạt biến đổi với 4 tà duyên dáng bay bổng.

Vũ Thảo Giang lựa chọn kết hợp trên nhiều chất liệu cao cấp như lụa nhung, lụa satin, lụa tơ óng… để làm điểm nhấn cho bộ sưu tập. Hoạ tiết trên những tà áo những hình ảnh quen thuộc của Thăng Long Hà Thành cùng với những bức tranh Hàng Trống vô cùng quý hiếm tôn vinh “dáng ngọc” phụ nữ Tràng An xưa, đã trở thành những giá trị bất biến trong dòng chảy văn hóa dân tộc.

Các thiết kế cũng mang những nguyện ước được gửi gắm về mong muốn nghênh đón những điều tốt lành, cũng như ước vọng về đất nước “Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa”.

Nhà thiết kế cho biết, nội dung tranh được các chuyên gia ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tư vấn.

Vũ Thảo Giang chia sẻ: "Tôi rất xúc động khi được trình diễn bộ sưu tập “Thuỵ vũ nghênh hy” mở màn Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội với Chương 1 “Lịch sử Vàng Son”. Đây là năm thứ 3 liên tiếp tham dự Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội, tôi cảm nhận được ý nghĩa của Lễ hội, góp phần xây dựng một sản phẩm văn hóa, du lịch, quảng bá hình ảnh của Thủ đô Hà Nội. Sự kiện nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khai thác, tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt Nam đặc sắc với tà áo dài của dân tộc".

Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2024 được đầu tư công phu, có quy mô lớn, thu hút sự tham gia của 6 nghệ nhân, 85 nhà thiết kế của ba miền Bắc - Trung - Nam; gần 100 gian hàng của các nhà thiết kế, thương hiệu áo dài, cơ sở phụ kiện, doanh nghiệp lữ hành...

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.