Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Người có uy tín Bế Sinh Nghiệp "tròn vai" vì cộng đồng

Mỹ Dung - 08:00, 17/10/2024

Hơn 10 năm qua, Người có uy tín Bế Sinh Nghiệp, dân tộc Tày, thôn Ngàn Vàng Dưới, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh là người đã có nhiều đóng góp trong các phong trào ở địa phương. Đặc biệt, ông tham gia hòa giải xử lý thành công nhiều vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất rừng của các hộ dân trên địa bàn.

Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển trao đổi với Người có uy tín Bế Sinh Nghiệp
Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển trao đổi với Người có uy tín Bế Sinh Nghiệp

Chia sẻ với phóng viên, ông Bế Sinh Nghiệp cho biết, thôn Ngàn Vàng Dưới có 44 hộ, chủ yếu là dân tộc Tày, Sán Chỉ sinh sống. Đời sống của người dân còn khó khăn, dân cư sống thưa thớt ở các ven đồi. Thôn hiện quản lý 150ha đất rừng, đến nay cơ bản phủ hết đất trống đồi trọc.

“Với địa bàn chủ yếu là rừng, thu nhập của bà con thôn Ngàn Vàng Dưới đa phần là lao động làm thuê, sản xuất nông, lâm nghiệp trên diện tích rừng nên tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất rừng giữa các hộ dân thường xuyên xảy ra”, ông Nghiệp thông tin thêm.

Với vai trò Người có uy tín, ông đã thường xuyên phối hợp với chính quyền phổ biến các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, khai thác, sản xuất đất rừng với nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn: mỗi năm từ 3 đến 4 lần tuyên truyền chuyên đề về trồng và bảo vệ rừng; lồng ghép vào các cuộc sinh hoạt thôn với khoảng 300 lượt người nghe...

Đặc biệt, ông Bế Sinh Nghiệp cũng là người tiên phong, vận động gia đình và bà con trong công tác trồng, phát triển rừng. Ông cũng thành lập ra Hợp tác xã trồng hồi với một số hộ gia đình để xây dựng quỹ hoạt động cho thôn.

Ông Nông Văn SơnPhó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm

Anh Ninh Văn Đạc, người dân thôn Ngàn Vàng Dưới cho biết: “Trong các buổi họp thôn, bác Nghiệp đã lồng ghép nội dung thông tin các vấn đề liên quan đến rừng, giải đáp các thắc mắc của người dân về việc sản xuất rừng tại địa phương. Nhờ đó, chúng tôi cũng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, cũng như áp dụng phương thức phù hợp để sản xuất cũng như bảo vệ rừng”.

Cũng theo ông Nghiệp, trong quá trình Nhà nước giao đất cho các hộ trồng rừng giúp nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, vì trình độ dân trí còn hạn chế nên từ đó cũng xảy ra những tranh chấp, nhất là các hộ chưa phân định rõ ràng ranh giới trong bản đồ, sổ sách.

“Có những trường hợp bố mẹ giao đất cho con mà không có văn bản, di chúc thừa kế nên tranh chấp dẫn đến mất đoàn kết. Là Tổ trưởng Tổ hòa giải của thôn, tôi trực tiếp đối chiếu, phân tích cụ thể để tuyên truyền, vận động người dân hiểu về giá trị kinh tế rừng và giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ gia đình cũng như người dân thôn, bản. Đến nay, tình trạng tranh chấp đất rừng trên địa bàn thôn Ngàn Vàng Dưới đã giảm đáng kể”.

Ông Bế Sinh Nghiệp là người tiên phong, vận động gia đình và bà con trong công tác trồng, phát triển rừng
Ông Bế Sinh Nghiệp là người tiên phong, vận động gia đình và bà con trong công tác trồng, phát triển rừng

Thời gian qua, ông Nghiệp đã cùng cán bộ chính quyền tuyên truyền, vận động và giải quyết dứt điểm được 6 vụ mâu thuẫn, tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trong đồng bào DTTS ngay tại cơ sở; trực tiếp tham gia tổ chức hòa giải thành công 8 vụ việc liên quan đến tranh chấp, lấn chiếm đất ở, đất rừng trong thôn bản, góp phần ổn định an ninh trật tự, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Đánh giá cao những đóng góp của ông Bế Sinh Nghiệp cho sự phát triển của địa phương, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm Nông Văn Sơn cho biết, là người giữ ba vai, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Người có uy tín thôn Ngàn Vàng Dưới-ông Bế Sinh Nghiệp đã và đang có nhiều đóng góp trong các chương trình, hoạt động của thôn nói riêng cũng như trên địa bàn xã nói chung. Đặc biệt, ông Nghiệp được bà con rất ủng hộ và tín nhiệm.

“Đặc biệt, ông Bế Sinh Nghiệp cũng là người tiên phong, vận động gia đình và bà con trong công tác trồng, phát triển rừng. Ông cũng thành lập ra Hợp tác xã trồng hồi với một số hộ gia đình để xây dựng quỹ hoạt động cho thôn. Ông cũng góp phần giải quyết các tranh chấp nhỏ trong dân, kêu gọi, gặp gỡ, tìm hiểu, vận động để tự hòa giải xây dựng tình đoàn kết trong nội bộ gia đình, thôn bản. Trong những năm gần đây trong thôn hầu như không có đơn thư vượt cấp lên xã”, ông Sơn nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí NTM ở vùng biên giới biển tỉnh Sóc Trăng

Chương trình MTQG 1719 góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí NTM ở vùng biên giới biển tỉnh Sóc Trăng

Thị xã Vĩnh Châu nằm ở khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống (chiếm hơn 70% dân số), trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 53%. Những năm qua, triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng nông thôn của thị xã đã đổi thay đáng kể, cuộc sống của đồng bào đã ấm no và đang ngày càng khởi sắc. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ lồng ghép từ Chương trình góp phần giữ vững và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới.