Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

“Người cầm lái” - vở nhạc kịch đầu tiên về hình tượng Bác Hồ

NA - 22:43, 12/04/2022

Vở nhạc kịch “Người cầm lái” vừa được Nhà hát Công an nhân dân hoàn thành dàn dựng. Đây là công trình nghệ thuật kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890–19/5/2022) và 40 năm thành lập Nhà hát Công an Nhân dân (1982–2022).

Cảnh trong vở nhạc kịch "Người cầm lái".
Cảnh trong vở nhạc kịch "Người cầm lái".

Vở diễn “Người cầm lái” được Thạc sĩ, biên đạo múa Nguyễn Thị Tuyết Minh lên kịch bản nhạc kịch và tổng đạo diễn; với sự chỉ đạo nghệ thuật của Thượng tá, NSND Nguyễn Thị Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát Công an Nhân dân. Cố vấn nghiệp vụ công an nhân dân cho vở diễn là Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Thiếu tướng, NSND Nguyễn Công Bảy; Cố vấn nghệ thuật: PGS,TS Tạ Quang Đông; Cố vấn âm nhạc: PGS,TS Đỗ Hồng Quân.

Với 3 hồi “Quê hương”, “Tiếng vọng non sông”, “Chuyến tàu định mệnh”, vở diễn “Người cầm lái” là cuốn phim quay chậm tái hiện cuộc đời Bác kể từ những năm tháng ấu thơ cho tới khi có những bước chuyển về nhận thức, nung nấu khát vọng giải phóng dân tộc và quyết bước chân lên chuyến tàu định mệnh để tìm đường cứu nước, chèo lái con thuyền cách mạng của dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi… Qua đó, vở diễn làm nổi bật hình tượng vừa gần gũi vừa vĩ đại về Bác - người Anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới.

Thạc sĩ, biên đạo múa Tuyết Minh cho biết: Đây là lần đầu tiên, hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng bằng ngôn ngữ nhạc kịch. Vở diễn xây dựng theo hình thức giao hưởng-đại hợp xướng nhưng vẫn phát huy được giá trị truyền thống của sân khấu kịch hát dân tộc, thể hiện sự trân trọng và tôn vinh bản sắc văn hóa Việt qua thanh âm của những nhạc cụ dân tộc cùng chất liệu ngôn ngữ múa dân gian đương đại.

Thách thức với ekip sáng tạo chính là làm sao để truyền tải được hình tượng Bác Hồ ở nhiều khoảng không gian, thời gian khác nhau: thuở ấu thơ cùng cha mẹ và anh cả Nguyễn Sinh Khiêm từ Nam Đàn vào kinh thành Huế, trải qua nỗi đau đầu đời và tuổi thơ đầy sóng gió khi mẹ và em trai mất, trở thành người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở nước ngoài, Già Thu khi về nước năm 1941…

Và để chinh phục độ rộng của thời gian và góp phần tăng chiều sâu cảm xúc cho vở diễn, “Người cầm lái” huy động sự xuất hiện xuyên suốt của những người dẫn chuyện. Đặc biệt, toàn bộ phần âm nhạc trong vở diễn đều được sáng tác mới bởi các nhạc sĩ Đình Thắng, Hoàng Huy, Duy Minh, phần lời ca khúc được viết bởi thạc sĩ Tuyết Minh, do các giọng ca giàu nội lực thể hiện, tạo mạch kết nối chặt chẽ, góp phần đẩy cao tình tiết, cảm xúc diễn, đưa mạch vận động của vở diễn trở nên tự nhiên, hấp dẫn.

Vở diễn cũng hứa hẹn sẽ tạo nên những hiệu ứng bất ngờ về thị giác khi sân khấu được thiết kế bởi màn hình led lớn ôm trọn bản đồ nổi Việt Nam, cùng sự xuất hiện trực tiếp của các nhạc công tương tác cùng nghệ sĩ biểu diễn, dàn hợp xướng trên sân khấu…

Đêm công diễn gần nhất của vở nhạc kịch “Người cầm lái” dự kiến diễn ra tối 24/4/2022 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...