Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hoàng Định - 10:15, 25/07/2024

Năm 1997, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị. Kể từ thời điểm ấy, ông liên tục là Uỷ viên Bộ Chính trị các khóa tiếp theo và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở cương vị nào ông cũng để lại những dấu ấn sâu sắc và đóng góp to lớn cho Đảng, đất nước và dân tộc Việt Nam, trong đó có triết lý “ngoại giao cây tre”.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp thân mật Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng, ngày 7/7/2015
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp thân mật Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng, ngày 07/7/2015

Ngoại giao cây tre” – đó chính là là nền ngoại giao độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế; một phong cách ngoại giao kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, thủy chung, chính nghĩa, vì hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại...

Trong bối cảnh và tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhiều bất ổn hiện nay, “ngoại giao cây tre” càng có ý nghĩa tích cực và quan trọng với đất nước ta, giúp đất nước thêm bạn, bớt thù; được cộng đồng và bạn bè quốc tế tin cậy; giữ vững môi trường hòa bình để có điều kiện xây dựng đất nước... Vận dụng và phát huy “ngoại giao cây tre” cũng giúp ta tranh thủ được kinh nghiệm, nguồn lực to lớn từ các nước, không phân biệt thể chế chính trị, trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, hai bên cùng có lợi…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại trụ sở Trung ương Đảng, ngày 20/6/2024. (Ảnh: VGP)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại trụ sở Trung ương Đảng, ngày 20/6/2024. (Ảnh: VGP)

Những bài học giàu ý nghĩa trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước càng khiến chúng ta thấm nhuần sâu sắc hơn ý nghĩa triết lý của “ngoại giao cây tre”. Những gì đang diễn ra trên thế giới, trong đó có cuộc chiến khốc liệt tại Ukraine càng khiến chúng ta phải suy nghĩ một cách sâu sắc về vận dụng triết lý “ngoại giao cây tre” để đất nước luôn giữ được hòa bình, không lâm vào cảnh bom rơi đạn nổ, đầu rơi máu chảy...

Nói cách khác, trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay, triết lý, phương pháp “ngoại giao cây tre” là cẩm nang để chúng ta bảo vệ được lợi ích đất nước, ứng xử phù hợp với truyền thống của một dân tộc giàu tinh thần nhân văn và luôn yêu chuộng hòa bình...

Để làm được điều đó, bản lĩnh, vai trò, quyết định cá nhân người đứng đầu đất nước vô cùng quan trọng. Nó có thể giúp đất nước nắm bắt được thời cơ, vận hội để cất cánh vươn tới phồn vinh và hạnh phúc. Nó cũng có thể kéo lùi lịch sử đất nước nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ nếu sai về phương châm, phương pháp... May mắn thay, những năm qua, Đảng ta đã có một nhà lãnh đạo xuất sắc là Tổng Bí thư Nguyến Phú Trọng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp thân mật Tổng thống Donald Trump tại Phủ Chủ tịch, ngày 27/2/2019. Ảnh TL
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp thân mật Tổng thống Donald Trump tại Phủ Chủ tịch, ngày 27/2/2019. Ảnh TL

Do vậy, có thể nói “ngoại giao cây tre” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kế tục, sáng tạo và phát triển từ tư tưởng “dĩ bất biến ứng vạn biến” của nguyên tắc và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, đã trở thành di sản tư tưởng quý giá và vô cùng ý nghĩa đối với đất nước, dân tộc ta trong một thế giới có chiều hướng ngày càng phức tạp, khó lường.

Thế và lực, uy tín lớn của nước ta có được như hôm nay, trên trường quốc tế, có phần rất quan trọng từ phong cách “ngoại giao cây tre” của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thành quả có ý nghĩa quan trọng chính là đến nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, trong đó có quan hệ đặc biệt với Lào, Campuchia, và 7 đối tác chiến lược toàn diện, gồm: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Australia.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, tháng 12/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, tháng 12/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dấu ấn ngoại giao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện ở một tầm nhìn xa, trông rộng gắn với tư duy khoa học. Tầm nhìn đó giúp đất nước giữ gìn và phát triển các quan hệ truyền thống; làm hài hoà mối quan hệ với các cường quốc như Trung Quốc và Liên bang Nga. Và đặc biệt, chính ông là người tạo lập và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ. Không phải ngẫu nhiên, trong tuyên bố chia buồn đăng tải trên trang web của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày 20/7, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ sâu sắc giữa Nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Ngài, tình hữu nghị và quan hệ đối tác giữa hai quốc gia đã được vun đắp và phát triển. Chuyến thăm lịch sử của Ngài tới Nhà Trắng vào năm 2015 là một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith trong Cuộc gặp cấp cao tại Hà Nội, ngày 06/9/2023. (Ảnh: Văn Việt)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith trong Cuộc gặp cấp cao tại Hà Nội, ngày 06/9/2023. (Ảnh: Văn Việt)

Nhờ tầm nhìn của Ngài, trong chuyến thăm cấp nhà nước của tôi tới Hà Nội vào năm 2023, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành “Đối tác Chiến lược toàn diện”, cấp độ đối tác cao nhất trong hệ thống quan hệ ngoại giao của Việt Nam...”

Sự ghi nhận của nhà lãnh đạo một cường quốc, đồng thời từng là “cựu thù” cho thấy sức mạnh, hiệu quả to lớn, cụ thể của “ngoại giao cây tre”; đồng thời, đó cũng chính là sự khẳng định vai trò của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao 32 - Ảnh: baoquocte.vn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao 32 - Ảnh: baoquocte.vn

Không có vai trò cá nhân đó, có lẽ, khó có thể diễn ra sự kiện Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà trắng ngày 07/7/2015 cam kết tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam – một sự kiện nhiều nước phương Tây ngạc nhiên và ngưỡng mộ...

Từ sau sự kiện đó, các Tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo đều sang thăm nước ta, hoặc mời đích danh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm, gặp mặt và hội đàm... "Quả tới ngày thì chín”, những điều đó đã dẫn tới việc hai cựu thù nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức cao nhất “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới thăm Việt Nam tháng 9/2023 – sự kiện có thể ví như cột mốc quan trọng bậc nhất trong bang giao hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Tổng thống Joe Bide tại Phủ Chủ tịch ngày 10/9/2023. Ảnh TL
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Tổng thống Joe Biden tại Phủ Chủ tịch ngày 10/9/2023. Ảnh TL

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 thể hiện rõ quan điểm, lập trường của Đảng, đất nước và dân tộc ta. Trong tài liệu đó, dễ dàng nhận thấy tinh thần của triết lý “ngoại giao cây tre”: “Việt Nam không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.

Tiếp tục triển khai, thực hiện “ngoại giao cây tre” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có công tổng hợp và đúc kết từ thực tiễn ngoại giao dân tộc, từ tư tưởng ngoại giao của thiên tài Hồ Chí Minh, nhất định đất nước, dân tộc ta sẽ giữ vững được hoà bình, ổn định để có điều kiện xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước tới phồn vinh và hạnh phúc.