Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nghịch lý về sử dụng nguồn nước ở Tây Nguyên- Nhìn từ công trình thủy lợi Ia Mơr

Lê Hường - 10:06, 08/06/2022

Hàng trăm triệu mét khối nước hồ thủy lợi lớn nhất nhì Tây Nguyên ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai chưa sử dụng hết công năng, đang gây lãng phí tài nguyên. Trong khi đó, hàng nghìn hộ dân kinh tế mới ở xã biên giới lân cận là Ia Rvê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang sống trong tình cảnh thiếu nước khiến sản xuất và đời sống vô vàn khó khăn. Nghịch lý nơi thiếu, nơi thừa nước, là vấn đề không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ.

Hồ chứa nước công trình thủy lợi Ia Mơr tích nước nhiều năm với hàng trăm triệu m3 nước
Hồ chứa nước công trình thủy lợi Ia Mơr tích nước nhiều năm với hàng trăm triệu m3 nước

Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr được đầu tư, với tổng số vốn khoảng gần 3.000 tỷ đồng, nhằm mục đích phục vụ tưới cho hơn 14.347ha đất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho khoảng 50 nghìn hộ dân. Công trình kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho một vùng đất rộng lớn ở hai huyện Chư Prông (Gia Lai) và Ea Sup (Đắk Lắk). Điều đáng quan tâm là, công trình đã tích nước nhiều năm, với dung tích hàng trăm triệu m3, nhưng đến nay, mới chỉ phục vụ cho một vùng sản xuất nhỏ.

Kỳ vọng đổi thay vùng biên giới

Toàn xã Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai), có 635 hộ dân, với 2.675 khẩu. Bao năm qua, người dân xã biên giới này sống dựa vào tự nhiên, bởi trên địa bàn không có công trình thủy lợi. Việc sản xuất của người dân phụ thuộc hoàn toàn nước trời nên mỗi năm họ chỉ gieo trồng được 1 vụ lúa khô, năng suất năm được năm mất. Cuộc sống của người dân Ia Mơr cứ mãi khó khăn.

Hồ thủy lợi Ia Mơr được đầu tư xây dựng trên vùng đất này, không chỉ tạo động lực cho người dân vùng dự án phát triển kinh tế mà kỳ vọng đổi thay vùng đất biên cương.

Nhằm mục tiêu đảm bảo sản xuất, ổn định đời sống dân cư khu vực biên giới, Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nghiên cứu, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phục vụ dân cư 3 xã biên giới gồm, xã Ia Mơr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) và hai xã thuộc huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk là xã Ia Lốp, xã Ia Jlơi.  Năm 2005, công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr được khởi công xây dựng do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư.

Theo thiết kế, công trình gồm: Hồ chứa nước Ia Mơr dung tích 177,8 triệu m3 nước, hồ chứa Plei Pai dung dích 20,9 triệu m3 nước, đập dâng Ia Lốp và các hệ thống kênh với chiều dài 110km. Phục vụ tưới cho 14.347 ha đất canh tác, trong đó địa bàn Gia Lai 10.347 ha, Đắk Lắk 4.000 ha,và tạo nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 50.000 người, kết hợp giảm lũ hạ du, phát điện, nuôi trồng thủy sản, du lịch.

Tổng kinh phí khoảng gần 3.000 tỷ đồng. Năm 2017, hồ thủy lợi Ia Mơr đã chặn dòng, tích đủ nước theo thiết kế, diện tích mặt nước 2.800 ha, đảm bảo đủ năng lực cấp nước tưới cho 14.347ha.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơr khẳng định: công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr xây dựng và đi vào hoạt động, không chỉ có ý nghĩa lớn về kinh tế-xã hội mà còn góp phần giữ vững an ninh vùng biên giới. Thay vì lâu nay, người dân địa phương chỉ làm được một mùa lúa khô, phụ thuộc vào nước trời, thì khi hồ thủy lợi hoàn thành sec chủ động được nguồn nước cung cấp, người dân có thể triển khai gieo trồng mỗi năm 2 vụ lúa nước thuận lợi, và còn có thể phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa canh các loại cây trồng, từng bước ổn định đời sống dân cư khu vực biên giới

Hệ thống kênh mương đang hoàn thiện sớm đưa nước đến ruộng đồng
Hệ thống kênh mương đang hoàn thiện sớm đưa nước đến ruộng đồng

Chưa phát huy hết công năng

Đến nay, dự án Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr đã hoàn thành giai đoạn 1 và giai đoạn 2, và đã tích nước đầy. Tuy nhiên, hiện nay vùng tưới của hồ thủy lợi này, mới chỉ hình thành khoảng 9.449 ha (đạt 66% tổng diện tích phục vụ tưới theo thiết kế). Các tuyến kênh chính và một số kênh nhánh đã cơ bản hoàn thành.

Liên quan đến vùng tưới cũng như việc khai thác sử dụng nguồn nước của Hồ thủy lợi Ia Mơr, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, hiện nay vẫn còn hơn 4.757ha rừng thuộc vùng tưới hồ thủy lợi Ia Mơr nằm trong phạm vi diện tích 4.898 ha đất tự nhiên vùng dự án, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thành vùng sản xuất nông nghiệp. Tương đương 34% trữ lượng nước chưa có vùng tưới để khai thác sử dụng. 

Mặt khác, trên diện tích vùng tưới đã hình thành, thì hệ thống kênh nội đồng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Vì vậy, công suất hoạt động của công trình thủy lợi Ia Mơr đang rất nhỏ so với thiết kế. Thực tế công trình thủy lợi này mới chỉ phục vụ tưới cho 3.170/9.449 ha trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư công trình Hồ thủy lợi Ia Mơr, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm việc với 2 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu thêm phương án sử dụng hiệu quả nguồn nước.

Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr được đầu tư xây dựng ở vùng biên giới mang theo kỳ vọng phát triển kinh tế-xã hội nơi phên dậu quốc gia. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa phát huy hiệu quả tối đa. Từ việc thi công chậm, rồi loay hoay chuyển đổi diện tích lớn đất rừng làm vùng tưới, đã khiến hàng triệu m3 nước không được sử dụng, gây lãng phí nguồn tài nguyên nước suốt nhiều năm qua. Đồng thời, một số địa phương thêm khó khăn khi phải gánh thêm trách nhiệm trong việc tăng cường các giải pháp, nhân lực để bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên này.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.