Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nghề làm nỏ ở Ma Nới

PV - 21:30, 30/01/2018

Ngày xưa, những chiếc nỏ được đồng bào dân tộc Raglai dùng để tham gia chống giặc ngoại xâm, nhất là trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Còn ngày nay, nỏ vẫn được dùng để bảo vệ mùa màng và phục vụ trong các sự kiện văn hóa-thể thao. Năm tháng đi qua, ở chốn thâm sơn Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) người ta vẫn hồi kể những câu chuyện đầy thi vị về những chiếc nỏ...

T7_1Nỏ để bảo vệ mùa màng

Xã Ma Nới chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai sinh sống, tập trung tại các thôn Ú, Hà Dài, Gia Hoa, Do, Gia Rót, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Chiếc nỏ đã gắn bó với người Raglai từ ngàn đời nay.

Anh Ta Uyên Vút vừa chỉnh sửa chiếc nỏ do mình làm ra, cho biết: Tôi tập làm nỏ từ những năm 1975, nhưng chưa được đẹp. Dù chưa đẹp nhưng quan trọng là khi tên bắn ra có sức công phá mạnh và luôn trúng đích. Đây cũng là điều quan trọng nhất của những người thợ làm nỏ cần đạt được.

Anh Ta uyên Vút, người làm nỏ nổi tiếng ở Ma Nới. Anh Ta uyên Vút, người làm nỏ nổi tiếng ở Ma Nới.

 

Những ngày sau giải phóng, Uyên Vút vẫn miệt mài làm nỏ. Và, dần dần anh tạo ra những chiếc nỏ có độ bền và chuẩn xác hơn.Anh nói, để hoàn thành một chiếc nỏ phải mất thời gian ít nhất 7-10 ngày tùy từng loại, cái khó nhất của việc làm nỏ là tìm nguyên liệu tận trên rừng sâu.

Thân cây nỏ thường làm bằng cây bằng lăng, bo bo hoặc cây va róa (theo tiếng dân tộc), dây làm bằng lồ ô và tên bắn làm bằng cây nứa. Hiện, nhà anh Vút có trồng 4 sào bắp, 1 sào đậu và 1 sào trồng đu đủ, nhờ chiếc nỏ mà nhiều năm nay anh có được nguồn thu nhập ổn định hơn. Chiếc nỏ luôn có trên vai của anh mỗi khi đi lên thăm rẫy. Gia đình anh hiện có 7 chiếc nỏ lớn nhỏ để bảo vệ mùa màng. Do làm chiếc nỏ khá chuẩn nên anh thường xuyên nhận được đơn đặt hàng của các hộ trong thôn, giá bán từ 300.000-350.000 đồng/loại nỏ nhỏ và 400.000-500.000 đồng/loại lớn. Đáng quý hơn nữa là anh Uyên Vút còn truyền dạy lại kỹ thuật làm nỏ cho nhiều thế hệ thanh niên trong xã Ma Nới cùng làm.

Tham gia các lễ hội

Cũng là người có nhiều bí quyết chế tạo nỏ, anh Ta Uyên Thao chia sẻ: 18 tuổi anh biết làm và bắn nỏ. Ngày xưa, trai tráng trong làng ai ai cũng biết bắn nỏ, người nhỏ bắn loại nỏ nhỏ, còn người lớn bắn loại nỏ to hơn. Bắn nỏ vừa thể hiện được sức mạnh và phối hợp với sự khéo léo mới bắn được trúng đích. Người bắn nỏ phải thường xuyên tập luyện và ngắm thật kỹ, thì độ chính xác mới cao, chiếc nỏ có tuổi thọ rất cao từ 2530 năm. Bây giờ người dân nơi đây dùng bảo vệ mùa vụ, mỗi tháng gia đình anh Thao chế tác từ 3-6 chiếc nỏ, thu nhập thêm trên 1,7 triệu đồng/tháng. Nhà anh có 5 thành viên biết làm và gắn bó với nghề này.

Không chỉ gắ bó với cuộc sống đời thường mà chiếc nỏ còn tạo nên “linh hồn” cho nhiều lễ hội. Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, anh Chu Ru Phấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ma Nới cho biết: Chiếc nỏ đã đi vào tiềm thức và niềm tự hào của từng người dân nơi đây. Hiện nay ngoài nghề đan lát, đan gùi, thì làm nỏ cũng được xem như một nghề đặc biệt của xã.

Hằng năm, vào các ngày lễ hội, địa phương luôn tổ chức các hoạt động thể thao, trong đó môn bắn nỏ giúp cho người dân có điều kiện vui chơi giao lưu học hỏi và nghề làm nỏ có cơ hội duy trì.

ĐÔNG HƯNG - NGỌC THIỆN