Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ngành Nông nghiệp ĐBSCL: Kịch bản nào để ứng phó khi có dịch bệnh

N. Tâm - 10:04, 17/02/2020

Trước diễn biến bất thường của dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19, nếu các doanh nghiệp không kịp thời chuyển hướng thì hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều bất lợi. Do đó, việc xây dựng kịch bản để ứng phó là hết sức cần thiết.

Người trồng Thanh Long lo lắng vì Thanh Long tồn đọng quá nhiều
Người trồng Thanh Long lo lắng vì Thanh Long tồn đọng quá nhiều

Không kịp trở tay

Tỉnh Tiền Giang hiện có hơn 63.000ha cây ăn trái, trong đó, có 7.000ha thanh long trồng chuyên canh, sản lượng gần 200.000 tấn trái/năm. Đây được xem là loại cây trồng chủ lực của tỉnh, chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc (chiếm khoảng hơn 80% sản lượng). Do ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi cấp Covid-19, thanh long không được thương lái thu mua nên giá tuột dốc, từ 35.000 đồng/kg đối với thanh long ruột đỏ nay xuống còn 1.000 - 2.000 đồng/kg, thậm chí người trồng bỏ mặc không thu hoạch.

Còn nông dân huyện Bình Tân là nơi trồng khoai lang tím giống Nhật Bản lớn nhất của Vĩnh Long và xuất khẩu chủ yếu bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng đang đứng ngồi không yên. Ông Sơn Văn Luận, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ Thanh Ngọc (xã Thành Trung, huyện Bình Tân) cho biết: “Trong những ngày Tết vừa qua, bạn hàng bên Trung Quốc ngừng mua khoai lang tím Nhật Bản vì dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, không biết bao giờ họ sẽ mua lại. Vào thời điểm thu hoạch rộ, mỗi ngày HTX xuất sang Trung Quốc khoảng vài chục tấn khoai lang tím”.

Ông Đàm Văn Hưng, chủ cơ sở bưởi da xanh Hương Miền Tây, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre), cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bưởi da xanh của cơ sở đã ngưng xuất sang Trung Quốc. “Ngày thường, nửa tháng cơ sở đưa sang Trung Quốc khoảng vài trăm kg bưởi da xanh. Nhưng hiện nay, nhiều mối bên đó không lấy hàng nữa vì dịch bệnh. Năm nay, dịp Tết bưởi da xanh giá không cao, từ 37.000 - 40.000 đồng/kg và hiện còn tồn kho rất nhiều”, ông Hưng nói.

Bài học cho trái cây hậu dịch

Là lãnh đạo đơn vị có thâm niên sản xuất xoài xuất khẩu, ông Võ Việt Hưng, Giám đốc HTX Xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết, thời gian qua, HTX là đơn vị được các đối tác chọn sản xuất và cung ứng xoài xuất khẩu sang thị trường khó tính nhất.

“Dịch Covid-19 bùng phát rộng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nền kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, điều này không gây ảnh hưởng nhiều đến nông dân sản xuất thuộc HTX. 

Sau lô xoài khoảng 8 tấn đầu tiên đi Mỹ, chúng tôi đang nhận thêm nhiều đơn đặt hàng khác từ nhiều đối tác tại các nước như: Úc, Nga... Dự kiến, khoảng tháng 3 - 4/2020, chúng tôi sẽ xuất khẩu 5 - 10 tấn hàng đi các nước theo đơn đặt hàng”, ông Hưng nói thêm.

Hiện tại, HTX Xoài Mỹ Xương có 100 thành viên sản xuất hơn 90ha xoài, sản lượng khoảng 1.000 tấn mỗi năm. HTX còn liên kết sản xuất khoảng 400ha xoài các loại, theo tiêu chuẩn GAP. Thời gian qua, HTX đã xuất khẩu xoài sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Úc… với giá cao hơn 10 - 15% so các thị trường khác.

Trong khi các nhà vườn tìm đầu ra cho nông sản bị tắc lại bởi thị trường Trung Quốc đóng cửa, thì HTX Quyết Thắng, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tất bật trở lại công việc chăm sóc vườn vú sữa tím sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Ông Nguyễn Văn Thiên, Giám đốc HTX chia sẻ: “Hai năm trở lại đây, nhờ được ngành chuyên môn khuyến cáo sản xuất trái cây an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều nhà vườn đã áp dụng làm theo. Từ đó, sản phẩm đạt theo tiêu chuẩn xuất qua Mỹ, nên đợt dịch này HTX chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều”.

Hai năm trở lại đây, nhờ được ngành chuyên môn khuyến cáo sản xuất trái cây an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều nhà vườn đã áp dụng làm theo. Từ đó, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất qua Mỹ, nên đợt dịch này HTX chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều”.

Ông Nguyễn Văn Thiên,

Giám đốc HTX Quyết Thắng