Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nâng tầm sản phẩm lợi thế để phát triển du lịch

Tùng Nguyên - 10:23, 25/10/2019

Hiện nay, mô hình du lịch cộng đồng (homestay) với những sản phẩm du lịch lợi thế đang được các địa phương miền núi chú trọng thực hiện. Nhưng để các homestay “hút” du khách trong và ngoài nước thì phải nâng tầm các sản phẩm du lịch đặc trưng.

Du khách trải nghiệm ở làng nghề dệt thổ cẩm bản Hoa Tiến. Ảnh tư liệu
Du khách trải nghiệm ở làng nghề dệt thổ cẩm bản Hoa Tiến. Ảnh tư liệu

Bản Hoa Tiến của xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) là một bản Thái cổ, nơi sinh sống bao đời của đồng bào dân tộc Thái. Ngoài phong cảnh nên thơ, văn hóa ẩm thực đặc trưng đồng bào dân tộc Thái ở bản Hoa Tiến còn có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Bản Hoa Tiến đã được tỉnh Nghệ An công nhận làng nghề.

Vì thế, homestay là mô hình phát triển kinh tế phù hợp của bản Hoa Tiến. Và thổ cẩm là sản phẩm du lịch lợi thế, là cơ hội để quảng bá văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, đồng thời cũng đem lại thu nhập cho người dân ở Hoa Tiến.

Tuy nhiên, dù có sản phẩm lợi thế để phát triển mô hình homestay nhưng bản Hoa Tiến cũng chưa thực sự nổi bật trên bản đồ du lịch của tỉnh Nghệ An. Trong nhiều nguyên nhân thì có nguyên nhân địa phương chưa chú trọng nâng tầm sản phẩm lợi thế là nghề dệt thổ cẩm để thu hút du khách. Lâu nay, người dân ở Hoa Tiến làm nghề chỉ mục đích giải quyết vấn đề kinh tế hằng ngày; không quan tâm nhiều đến việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cho du khách...

Để homestay thực sự phát triển, đem lại thu nhập cho người dân bản Hoa Tiến, thiết nghĩ chính quyền các cấp và chính người dân địa phương phải thay đổi tư duy làm du lịch. Đặc biệt, cần xây dựng kế hoạch nâng tầm sản phẩm lợi thế của Hoa Tiến bằng cách đưa dệt thổ cẩm tham gia vào “cuộc chơi” OCOP.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.