Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Nâng cao năng lực cho cán bộ Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội về phúc lợi động vật và an toàn sinh học

Văn Hoa- TS. Hạ Thúy Hạnh - 00:08, 24/12/2023

Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ về phúc lợi động vật và an toàn sinh học, vừa qua, Hội Bảo vệ động vật Việt Nam phối hợp với Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Hà Hội tổ chức tập huấn Phúc lợi động vật và An toàn sinh học trong chăn nuôi. Tham gia tổ chức và giảng dạy có TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ động vật Việt Nam.

Quang cảnh buổi tập huấn
Quang cảnh buổi tập huấn

Phát biểu tại lớp tập huấn, ông Đỗ Quốc Phấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, phúc lợi động vật và an toàn sinh học trong chăn nuôi có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững, nhất là nước ta, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 55 %).

Theo ông Đỗ Quốc Phấn, thời điểm tháng 12/2022, số lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố như sau: Đàn trâu, bò: 167.176 con; đàn lợn: 1.644.466 con, đứng thứ 2 cả nước; đàn gia cầm: 42.224.271 con, đứng số 1 cả nước; đàn chó mèo: 438.390 con, đứng thứ 2 cả nước sau Nghệ An. Do đó rất cần nâng cao năng lực cho cán bộ về Phúc lợi động vật và An toàn sinh học, sẽ không chỉ tốt cho động vật mà còn tác động tích cực đến an ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng và đa dạng sinh học.

Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Động vật Việt Nam trao đổi với các học viên
Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Động vật Việt Nam trao đổi với các học viên

Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Động vật Việt Nam cho rằng, Hà Nội được biết đến là thành phố trong top đầu cả nước về phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn và gia cầm liên kết với các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều địa phương khác tại Việt Nam, phúc lợi động vật vẫn còn là một khái niệm mới, chưa được nhiều địa phương quan tâm triển khai áp dụng mặc dù đã được đề cập trong Luật Chăn nuôi và Luật Thú y.

Theo Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh, phúc lợi động vật được hiểu một cách đơn giản là việc đối xử tốt với động vật để con vật có trạng thái tốt nhất về mặt thể chất, tinh thần, tránh những đau đớn không đáng có, cho dù đó là con vật nuôi làm thực phẩm, công cụ sản xuất, thú cưng hay động vật hoang dã bị nuôi nhốt.

Các học viên trao đổi tại buổi tập huấn
Các học viên trao đổi tại buổi tập huấn

“Hiện nay ngành chăn nuôi đang trên đà phát triển rất mạnh, xu hướng đảm bảo phúc lợi động vật có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với con vật mà cả đối với con người, xã hội và môi trường. Phúc lợi động vật là nhân tố cực kỳ quan trọng để phát triển một ngành chăn nuôi bền vững và đem lại lợi ích cho trang trại về giá trị đầu ra của sản phẩm. Khi áp dụng các mô hình vật nuôi đảm bảo phúc lợi, vật nuôi sẽ có chất lượng thịt/ trứng tốt hơn, giá trị kinh tế cao hơn; chăn nuôi đảm bảo phúc lợi là hòa nhập với sự phát triển của khu vực và quốc tế. Nhiều tập đoàn sản xuất thực phẩm, bánh kẹo đang có trụ sở tại Việt Nam đã đưa vào quy định ưu tiên nhập trứng/ thịt/ sữa từ các trang trại chăn nuôi có chứng nhận đảm bảo PLĐV với gia cạnh tranh, ví dụ như tập đoàn…..” Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh nhấn mạnh.

Trong chương trình tập huấn, các giảng viên đến từ Hội Bảo vệ động vật Việt Nam và Học viện Nông nghiệp Việt nam đã giảng dạy, thông tin tới các học viên về các Tiêu chuẩn tối thiểu ( Minimine Standard) của tổ chức FARM và Tiêu chuẩn quốc tế về Phúc lợi động vật của tổ chức HFAC ( Humane Farm Animal Care). Đây là các tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng phổ biến và một số công ty thực phẩm lớn như Kinhdo Mondelize, Jollibee đang yêu cầu các nhà cung cấp, các trang trại Việt Nam cung cấp.

Buổi tập huấn có tác động tích cực đến an ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng và đa dạng sinh học tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung
Buổi tập huấn có tác động tích cực đến an ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng và đa dạng sinh học tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung

Đánh giá sau khoá học, Lãnh đạo chi cục Thú y Hà nội đánh giá chương trình đào tạo về phúc lợi động vật là rất cần thiết cho cán bộ thú y Hà Nội, đồng thời cũng đề nghị xây dựng chương trình thí điểm về chứng nhận Tiêu chuẩn tối thiểu (Minimin Standard) về đạt tiêu chuẩn phúc lợi động vật cho một số trang trại trên địa bàn Thủ đô. Đây cũng là xu thế tất yếu trong chăn nuôi bền vững của Quốc tế hiện nay.