Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Lễ cúng ruộng của người Mông ở Mù Cang Chải

PV - 17:52, 09/08/2021

Lễ cúng ruộng (Chư Là) là một trong những nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái) nói riêng và đồng bào Mông nói chung. Nghi lễ này đã được lưu truyền qua bao thế hệ của đồng bào dân tộc Mông.

Lễ cúng ruộng được đồng bào Mông ở Mù Cang Chải tổ chức vào một ngày trong tháng 6 âm lịch, là ngày mùng 6, 16 hoặc 26 tháng 6. Đồng bào tổ chức Lễ cúng ruộng để tỏ lòng biết ơn với đất mẹ, thổ công, thổ địa và mong muốn thổ công, thổ địa sẽ bảo vệ một vụ mùa tươi tốt không sâu bệnh hại, ruộng không bị sạt bờ.

Chuẩn bị làm lễ cúng ruộng
Chuẩn bị làm lễ cúng ruộng
Trước khi vào lễ, chủ nhà đan các thanh tre được bổ ra thành tấm phẳng dài, rộng chừng 20-30cm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Trước khi vào lễ, chủ nhà đan các thanh tre được bổ ra thành tấm phẳng dài, rộng chừng 20-30cm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Trước khi vào lễ, chủ nhà phải cắm 4 cây tre và đan các thanh tre được bổ ra thành tấm phẳng dài, rộng chừng 20-30cm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Trước khi vào Lễ cúng ruộng, chủ nhà phải cắm 4 cây tre và đan các thanh tre được bổ ra thành tấm phẳng dài, rộng chừng 20-30cm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Cắm cây lâu xuống bờ của các thửa ruộng với hy vọng cây lúa trên ruộng sẽ sống tươi tốt và phát triển như cây lâu. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Cắm cây lâu xuống bờ của các thửa ruộng với hy vọng cây lúa trên ruộng sẽ sống tươi tốt và phát triển như cây lâu. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Gia chủ chọn cây lâu để cắm xuống bờ của các thửa ruộng để cầu mong các loại cây sẽ sống lâu dài trên ruộng đất, không bị sâu bệnh, mất mùa. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Gia chủ chọn cây lâu để cắm xuống bờ của các thửa ruộng để cầu mong các loại cây sẽ sống lâu dài trên ruộng đất, không bị sâu bệnh, mất mùa. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ vật để cúng ruộng gồm 1 con gà trống, rượu, hương, giấy bạc mã. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ vật để cúng ruộng gồm 1 con gà trống, rượu, hương, giấy bạc mã. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ cúng ruộng để tỏ lòng biết ơn với đất mẹ, thổ công, thổ địa và mong muốn thổ công, thổ địa sẽ bảo vệ một vụ mùa tươi tốt không sâu bệnh hại, ruộng không bị sạt bờ. Trong ảnh: Gia chủ tiến hành Lễ cúng ruộng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ cúng ruộng để tỏ lòng biết ơn với đất mẹ, thổ công, thổ địa và mong muốn thổ công, thổ địa sẽ bảo vệ một vụ mùa tươi tốt không sâu bệnh hại, ruộng không bị sạt bờ. Trong ảnh: Gia chủ tiến hành Lễ cúng ruộng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.