Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Lập làng, dựng bản sau sạt lở

Thanh Hải - 14:20, 05/10/2024

Thiên tai vừa lắng xuống, những cuộc mở đường, tìm đất lập làng, dựng bản đã bắt đầu đầy rốt ráo, như chính niềm mong ngóng an cư, tái thiết cuộc sống của người dân. Lập làng, dựng bản dẫu khẩn trương, cấp bách nhưng không thể không kỹ lưỡng...

Khu vực đất được chọn để xây dựng tái định cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nhìn từ trên cao. Ảnh: Trọng Điểm
Khu vực đất được chọn để xây dựng tái định cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nhìn từ trên cao. Ảnh: Trọng Điểm

Chung tay vì nơi ở mới

Sau thảm họa sạt lở núi cuối tháng 10/2020 ở Trà Leng, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, công cuộc tìm đất dựng làng, lập bản mới rất đỗi gian nan.

Hồi ấy, tại xã Trà Leng không còn quỹ đất và vị trí thuận lợi để làm khu tái định cư (TĐC). UBND huyện Nam Trà My đã tiến hành khảo sát và chọn địa điểm xây dựng khu TĐC cho đồng bào với diện tích 6ha, nằm giáp ranh giữa hai xã Trà Dơn và Trà Leng, cách nóc Ông Đề khoảng 5km. Đó là vị trí cao, cách xa sông suối, thuận lợi về giao thông…

Dẫu còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng hành trình đi tìm đất lập làng cho người dân Trà Leng là bài học hãy còn mới, rất đáng cho nhiều vùng đất chịu cảnh sạt lở học tập. Bài học ấy còn thuyết phục hơn khi đã được khẳng định thêm từ bao mùa mưa lũ đã đi qua. Từ thời điểm bàn giao nhà TĐC cho người dân (tháng 2/2021), vị trí này đã thực sự là chốn an cư chắc chắn, là vùng đất an toàn cho bao người Mnông nơi vùng cao Quảng Nam tái thiết cuộc sống sau sạt lở.

Người dân tại xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái dỡ nhà di dời tái định cư khỏi vùng sạt lở
Người dân tại xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái dỡ nhà di dời tái định cư khỏi vùng sạt lở

Thảm họa sạt lở núi cũng vừa diễn ra tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc với cảnh đất sạt, bản trôi, nhà mất. Thiên tai vừa kịp lắng xuống thì những cuộc mở đường, tìm đất lập làng, dựng bản đã bắt đầu đầy rốt ráo như chính niềm mong ngóng an cư, tái thiết cuộc sống của người dân nơi ấy.

Hãy nhìn từ sự rốt ráo của các cấp, các ngành tỉnh Lào Cai. Điều này thể hiện trong chính cuộc khảo sát giữa lãnh đạo tỉnh với cơ quan chuyên môn về địa chất, là Đại học Mỏ - Địa chất. Khảo sát kỹ lưỡng, thăm dò chắc chắn nền đất sẽ chọn làm điểm an cư, tỉnh Lào Cai đã tiến hành họp dân, đưa ra các phương án, phân tích thiệt hơn để tham vấn người dân.

100% cánh tay người dân Làng Nủ dự họp đã giơ lên, chốt phương án xây dựng làng mới tại khu vực Đồi Sim rộng chừng 10ha, cách làng cũ 2km, có vị trí cao, thuận lợi cho bố trí hạ tầng cơ sở; thay vì phương án 1 là khu vực rộng 3ha nằm giữa cánh đồng thấp trũng có suối chảy quanh. Chủ tịch tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường cho biết: Vấn đề khảo sát địa chất được tiến hành kỹ lưỡng, tham vấn ý kiến nhiều phía để đảm bảo dân chủ, minh bạch, chắc chắn.

Một vùng đất đáp ứng nhiều điều kiện cho an cư ở các huyện miền núi vốn chịu nhiều tác động của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất… như khu vực miền núi phía Bắc là khó khăn gấp bội. Khó nhưng không thể không làm và không phải không làm được, nếu như các cấp ngành cùng đồng lòng mà quyết tâm.

Công cuộc tìm đất dựng làng sau sạt lở cũng đầy khẩn trương, quyết liệt đối với người dân Cao Bằng. Với tinh thần khẩn trương, cả hệ thống chính trị trong tỉnh đã mở đường, tìm đất mới, TĐC cho người dân bị ảnh hưởng do sạt lở. Đích thân Chủ tịch tỉnh Hoàng Xuân Ánh đã trực tiếp đến hiện trường thực địa, khảo sát vị trí.

Sau quá trình khảo sát đất và thống nhất ý kiến của người dân xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, thì vị trí xây dựng khu TĐC mới cách điểm xảy ra sạt lở khoảng 300 - 500m. Việc tái thiết xóm Lũng Lỳ chắc chắn phải có sự tham gia ý kiến khoa học của các cơ quan chuyên môn cũng như tham vấn thêm tâm tư, nguyện vọng của bà con.

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ

Vấn đề tìm chốn an cư để lập bản, dựng làng không hề dễ dàng. Bởi, người dân miền núi sẽ đi đâu sinh sống để tránh sạt lở và lũ quét khi địa bàn quần cư hàng bao đời có độ dốc lớn, thường chịu nhiều tác động của mưa bão. Điều này đặt ra vấn đề cần một chương trình bài bản, căn cơ để di dời, TĐC cho người dân, không để tính mạng người dân đặt cược vào sự bất thường của thời tiết.

Khu nhà tạm gồm 4 dãy nhà với 23 căn được xây dựng bằng khung thép, đã trang bị vật dụng sinh hoạt thiết yếu
Khu nhà tạm gồm 4 dãy nhà với 23 căn được xây dựng bằng khung thép, đã trang bị vật dụng sinh hoạt thiết yếu

Một vùng đất đáp ứng nhiều điều kiện cho an cư ở các huyện miền núi vốn chịu nhiều tác động của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất… như khu vực miền núi phía Bắc là khó khăn gấp bội. Khó nhưng không thể không làm và không phải không làm được, nếu như các cấp ngành cùng đồng lòng mà quyết tâm.

Vị trí lập bản mới đã xong, tỉnh Lào Cai đang rốt ráo triển khai. Cụ thể, ngay trong ngày 16/9, các lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành đo đạc, thống kê đền bù giải phóng mặt bằng để bắt đầu thi công. Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh: Để có thể hoàn thành trước ngày 31/12, đề nghị bà con Nhân dân tham gia giúp đỡ công nhân trong quá trình xây dựng để có thể nhanh chóng tái thiết một Làng Nủ mới đẹp hơn, khang trang hơn Làng Nủ cũ.

Ở nhiều điểm TĐC khác, thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, sau những ngày khảo sát tìm kiếm vị trí TĐC thuận lợi, thì cũng đã được lập kế hoạch thi công, xây dựng. Qua nắm bắt tình hình, tiến độ thi công các công trình TĐC đã được các địa phương đẩy mạnh với quyết tâm nhanh chóng đón người dân vùng sạt lở đến ở.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.