Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Làm giàu trên vùng đất khó

Mỹ Dung - 09:18, 06/09/2024

Bằng sức lao động và đổi mới tư duy sản xuất, người nông dân Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã phát huy lợi thế của địa phương, làm giàu trên vùng đất khó. Nhiều mô hình kinh tế ở Ba Chẽ đang phát huy hiệu quả, là kinh nghiệm để nhân rộng ở các địa phương khác.

Ông Đàm Văn Cường giới thiệu về cây trà hoa vàng với lãnh đạo Hội Nông dân huyện Ba Chẽ
Ông Đàm Văn Cường giới thiệu về cây trà hoa vàng với lãnh đạo Hội Nông dân huyện Ba Chẽ

Phát huy lợi thế địa phương

Trà hoa vàng là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Đây là cây xóa nghèo, làm giàu của nhiều người dân ở huyện Ba Chẽ.

Là hộ có diện tích trồng trà hoa vàng thuộc diện lớn nhất vùng, gia đình ông Đàm Văn Cường ở thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn có khoảng 5.000 cây trà trồng trên diện tích 2,5ha đất đồi. Ông cho biết, nhận thấy giá trị lớn của cây trà hoa vàng, gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi gần 10ha trồng hồi, quế, sa mộc sang trồng trà hoa vàng và các cây dược liệu khác, doanh thu mỗi năm đạt khoảng 500 - 700 triệu đồng.

“Ngoài ra, mô hình chăn nuôi gà thả vườn dưới tán trà hoa vàng rất hiệu quả. Bởi cây làm bóng mát cho gà, gà nhặt cỏ, bắt sâu cho cây, thải phân bón cho cây sinh trưởng tốt hơn. Từ đó, tôi không chỉ tiết kiệm được chi phí thuê nhân công làm cỏ, làm đất, chăm bón, mà cây phát triển tốt, cho thu nhập ổn định. Mỗi năm tôi cũng nuôi khoảng 1 nghìn con gà”, ông Cường chia sẻ thêm.

Huyện đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ưu tiên phát triển trồng rừng gỗ lớn gắn với trồng dược liệu... Đặc biệt, huyện tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi để đầu tư các mô hình, như: Trồng cây gỗ lớn, nuôi dúi thương phẩm, ươm cây giống...”.


Ông Triệu Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Chẽ

Không chỉ gia đình ông Cường, được sự khuyến khích, hỗ trợ của địa phương, nhiều hộ dân khác trên địa bàn huyện Ba Chẽ cũng đầu tư trồng trà hoa vàng để nâng cao thu nhập. Hiện toàn huyện Ba Chẽ có 300ha cây dược liệu, trong đó có khoảng 160ha trà hoa vàng. Đặc biệt, nhiều hộ đã hình thành được vùng trồng, chế biến trà hoa vàng theo chuỗi, quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ngày một ổn định.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật

Nhằm xây dựng thành công mô hình phát triển kinh tế, ông Hoàng Văn Hưng, dân tộc Tày, Tổ hợp tác thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc đã thực hiện thành công mô hình nuôi gà thương phẩm với số lượng 3.000 con. Để thực hiện mô hình, gia đình ông Hưng đã mạnh dạn đầu tư tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà thương phẩm phục vụ Nhân dân trên địa bàn xã và các xã lân cận.

Chia sẻ về mô hình kinh tế của gia đình, ông Hưng nói: “Năm 2018, gia đình tôi bắt đầu nuôi gà. Lúc đầu làm thì khó khăn lắm, đặc biệt là chưa có vốn, cũng phải mất 7, 8 tháng khó khăn ấy chứ. Từ vụ thứ hai trở đi, được hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn rồi chủ động học hỏi thêm kinh nghiệm nên thành công. Đặc biệt, mấy năm gần đây nuôi thêm gà dược liệu (gà ít bị bệnh, thịt ăn rất ngon, ngậy, giòn nên rất được thị trường ưa chuộng) mang lại hiệu quả kinh tế”.

Ông Đàm Văn Cường trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về hiệu quả việc phát triển kinh tế từ việc phát huy lợi thế rừng
Ông Đàm Văn Cường trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về hiệu quả việc phát triển kinh tế từ việc phát huy lợi thế rừng

Theo ông Hưng, hằng năm, nguồn thu từ chăn nuôi gà thương phẩm đã đem lại cho gia đình tổng thu nhập trên 300 triệu đồng. Hiện nay, mô hình chăn nuôi gà thương phẩm của gia đình ông Hưng đang phát triển tốt, với quy mô đàn 6.000 con, tổng diện tích chuồng trại 2.500m².

Ông Hoàng Văn Hưng cho gà ăn theo chế độ đàn, lứa, loại gà
Ông Hoàng Văn Hưng cho gà ăn theo chế độ đàn, lứa, loại gà

Cũng như ông Cường, ông Hưng, ở Ba Chẽ ngày càng có nhiều hội viên nông dân trẻ sản xuất, kinh doanh giỏi. Có thể kể đến như: ông Nịnh Văn Năm, xã Thanh Sơn phát triển trồng cây ba kích, thu nhập 300 triệu đồng/năm; ông Triệu Quay Phúc, thôn Khe Lọng, xã Thanh Sơn phát triển vườn ươm cây giống, thu nhập 250 triệu đồng/năm; ông Triệu Tiến Mạnh, Triệu Kim Vày, xã Đồn Đạc nuôi dúi, thu nhập gần 300 triệu đồng/năm…

Ông Triệu Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Chẽ cho biết: “Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, làm giàu trên mảnh đất quê hương, huyện đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ưu tiên phát triển trồng rừng gỗ lớn gắn với trồng dược liệu... Đặc biệt, huyện tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi để đầu tư các mô hình, như: Trồng cây gỗ lớn, nuôi dúi thương phẩm, ươm cây giống...”.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.