Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Lại chuyện bằng cấp

Hồng Phúc - 09:47, 01/12/2020

Tiết lộ của cơ quan Điều tra Bộ Công An, vụ việc Đại học Đông Đô đã cấp 626 bằng cử nhân ngoại ngữ (văn bằng 2) thật, nhưng học giả, trong đó có 55 vị sử dụng bằng cấp này để làm tiến sĩ, gây chấn động dư luận xã hội.

Ảnh: Minh họa
Ảnh: Minh họa

Tiêu chuẩn hiện nay, để được dự học các khóa trên đại học, quy định phải có bằng ngoại ngữ bậc B1 hoặc B2 (chuẩn châu Âu) và đó là cơ hội để Đại học Đông Đô lợi dụng mua bán bằng cấp.

Trên thực tế, để có cơ hội thăng tiến trong công việc, sở hữu tấm bằng tiếng Anh B1, B2 là điều kiện bắt buộc, nhưng đây cũng chính là lỗ hổng để những cá nhân, tập thể kiếm chác. Nguyên nhân do đâu? 

Khi người ta từ chối cơ hội học tập nghiêm túc, chỉ trả tiền để có được tấm bằng thì sẽ không ngoa khi nói rằng, chúng ta sẽ chỉ có những tiến sĩ giấy. Vì không học thật nên rất nhiều vị tiến sĩ hiện nay rất sợ những buổi hội thảo có yếu tố nước ngoài vì không nghe, nói được tiếng Anh. Những người có học hàm, học vị còn gian dối, không trung thực thì chúng ta có thể kỳ vọng gì cho nền giáo dục, cho sự tiến bộ của xã hội? 

Thực trạng này không phải là hiếm. Chỉ cần tìm kiếm trên Google, những nơi cung cấp bằng giả tràn lan, thậm chí còn giao tới tận nhà cho khách hàng. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là, nếu không có cầu sao lại có cung? Nếu thực học, thì vấn nạn này có cơ hội để xuất hiện không? 

Một vấn đề nữa đặt ra là, xã hội cần phải thay đổi trong việc tuyển dụng, không chỉ dựa vào bằng cấp, mà phải trên cơ sở đánh giá năng lực thực sự. Nếu chỉ dựa vào tấm bằng sẽ tạo ra xu thế chạy theo bằng cấp, có thể khiến nhân lực không chú trọng học hỏi, bồi dưỡng các kỹ năng, năng lực thực sự của mình.