Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kỳ vọng để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Khánh Thi - 16:44, 08/11/2019

Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), hiện 14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc mới chỉ có 603/2.280 xã được công nhận đạt chuẩn. Mặc dù kết quả còn khiêm tốn nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện để “bứt tốc độ” trong xây dựng NTM một cách bền vững do khu vực này có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP, giúp nâng cao thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ quảng bá sản phẩm là giải pháp để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng
Hỗ trợ quảng bá sản phẩm là giải pháp để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng

Các tỉnh miền núi phía Bắc chia thành các tiểu vùng khí hậu đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi nằm ngay sát thị trường xuất khẩu biên giới Trung Quốc. Đây là những điều kiện có yếu tố quyết định để các địa phương phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp với những sản phẩm đặc trưng. 

Thực tế, hiện các tỉnh miền núi phía Bắc đã dần hình thành được các vùng cây ăn quả tập trung quy mô lớn như: vải thiều – Bắc Giang, quả na, cá tầm – Sơn La, bưởi – Phú Thọ, chè – Thái Nguyên, mận – Sơn La… Trong sản xuất nông nghiệp, các tỉnh cũng đã phát triển những vùng nông sản sạch như: Sơn La, Lào Cai, Thái Nguyên, Hòa Bình; vùng trồng dược liệu cũng được hình thành như: trồng quế ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang; trồng hồi ở Lạng Sơn, Cao Bằng,… 

Để tạo “cú hích” cho xây dựng NTM thì các tỉnh miền núi phía Bắc phải khai thác thế mạnh này; quan trọng nhất là phát triển thành các sản phẩm chủ lực, có sức cạnh tranh trên thị trường. Muốn vậy, các địa phương phải lồng ghép nguồn lực để hỗ trợ các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Khi tham gia Chương trình OCOP, chính sách hỗ trợ sẽ càng phát huy hiệu quả khi kích thích được tinh thần nỗ lực, sáng tạo của người dân và cộng đồng, từ đó giá trị sản phẩm chủ lực ngày càng được nâng lên.

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.