Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì hiệu quả

Như Ý - 10:30, 06/11/2024

Quất hồng bì còn có tên gọi khác là hoàng bì, hồng bì…được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Quất hồng bì được biết đến là một loài cây có quả ăn rất ngon, đồng thời đây cũng là một loại dược liệu phong phú được dùng nhiều trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Cây quất hồng bì phát triển khỏe, rất ít sâu bệnh, sớm cho quả. Do đó, việc trồng cây quất hồng bì mang lại hiệu quả rất cao cho người dùng. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì hiệu quả nhất mời bà con tham khảo.

Quất hồng bì là loài cây ăn quả quen thuộc với người dân
Quất hồng bì là loài cây ăn quả quen thuộc với người dân

Đặc điểm

Cây quất hồng bì có chiều cao trung bình từ 3 - 6m, cao nhất có thể lên đến 10m. Vỏ cây màu xám đen, sần sùi, thô ráp và có nhiều hạch. Lá cây thuộc dạng lá kép dài khoảng 35cm, mọc so le nhau, phần cuống lá có đặc điểm hơi tròn nhẵn.

Hoa của quất hồng bì có màu trắng, mọc theo từng chùy thưa về phía ngọn cành. Quả quất hồng bì hình cầu mang màu sắc vàng, lấm chấm xanh, đường kính trung bình khoảng 15mm, vỏ bên ngoài có lông tơ và mỏng. Bên trong quả có nhiều hạt, mỗi hạt là một ngăn, thịt ngọt thơm và chua nhẹ.

Mỗi bộ phận khác nhau của quất hồng bì đều có công dụng chữa bệnh và mang đặc điểm tính vị khác nhau, cụ thể:

Phần quả với vị chua ngọt dễ chịu, tính ấm có công dụng tiêu đờm, giảm ho, cầm nôn, kích thích tiêu hóa.

Phần lá tính bình, có vị cay hơi đắng giúp trị sốt, chữa ho do cảm cúm, tiêu đờm, cảm nắng.

Phần vỏ rễ và hạt có vị cay nhẹ, đắng, tính hơi ấm được sử dụng để làm tăng cảm giác ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa và giảm thiểu triệu chứng đau nhức xương khớp.

Xông hơi lá quất hồng bì có thể trị cảm lạnh hoặc gội đầu bằng nước lá loài cây này còn có công dụng làm sạch gàu, mềm mượt tóc.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì hiệu quả 1

Chọn giống

Quất hồng bì được trồng chủ yếu bằng cách ươm hạt. Hạt giống sẽ được lấy từ những cây đã cho quả ổn định, hạt yêu cầu phải to, đều, mẩy. Quất hồng bì sẽ được nhân giống bằng cách ươm hạt trong các bầu. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển vừa đảm bảo cây giống sống sót 100%. Việc nhân giống vô tính giúp cây khỏe, khả năng chịu úng và hạn tốt. Đặc biệt, cây ít bị sâu bệnh và cho quả sớm.

Chuẩn bị đất trồng

Trước khi trồng quất hồng bì, bà con nên chọn những đất giàu chất dinh dưỡng để xác định địa điểm trồng. Sau đó, tiến hành bón vôi và phân để cải tạo đất, tránh kí sinh trùng ẩn náu dưới đất làm hại đến quá trình hình thành và sinh trưởng của cây. Nếu đất trồng của bà con có nhiều sỏi, độ pH cao thì nên ủ hoại mục phân chuồng, tiến hành trộn với vôi để cải tạo lại đất từ đó cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì hiệu quả 2

Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc

Để tiến hành trồng bà con cần đào hố với khoảng cách 60 – 60 -60cm, lấy lớp đất ặt, băm nhỏ, trộn lẫn với 5kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1kg phân NPK cho xuống dưới cùng của hố, lấp đất thêm tầng 5cm, để rễ cây tránh tiếp xúc trực tiếp với phân khi rễ còn yếu.

Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau, bà con trồng với khoảng cách trung bình từ 5m x 6 m, mật độ 400 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách 3m x 3,5 m, mật độ 800 – 1.000 cây/ha.

Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Tách bầu nilong bằng dao sắc tránh hiện tượng làm lung lay bầu quá mạnh. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

Nước là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mỗi cây trồng khác nhau sẽ có một chế độ tưới nước riêng.

Quất hồng bì là loại cây ưa ẩm. Vì vậy, sau khi trồng, bà con phải tưới nước ngay cho cây. Nếu thời tiết nắng nóng, khô hạn cần tưới nước tối thiểu một lần một ngày.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì hiệu quả 3

Trong một tháng đầu tiên, bà con nên theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Khi cây dần phát triển ổn định, có thể tiến hành điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Lưu ý, vào mùa mưa, cần chú ý các biện pháp thoát nước tránh ngập úng gây chết cây.

Đặc biệt, sau khi trồng xong quất hồng bì, bà con cần phải lưu ý tới chế độ phân bón của cây. Lúc bắt đầu trồng, nên tiến hành bón phân lót cho cây (phân hữu cơ hay phân gia súc đã ủ hoai mục…).

Sau đó tiếp tục bón phân khoảng 5-10 ngày sau khi trồng. Khi cây vào giai đoạn phát triển, nên bón thêm NPK, phân lân với lượng phù hợp. Về thời điểm bón phân thì khoảng 10-20 ngày.

Với cây quất hồng bì thì không cần cắt tỉa quá nhiều, chỉ cần tỉa bớt lá cho gọn lại. Bà con chú ý cắt tỉa những cành bị hỏng, sâu bệnh hại. Nếu cảm thấy không thích thế cũ của cây thì có thể đợi cho cây thật phát triển, ổn định rồi tiến hành cắt tỉa tạo thế mà mình muốn.

Khi cắt tỉa, nên chú ý sử dụng kéo, dao sao cho không làm hỏng cành. Lưu ý, chỉ thực hiện việc cắt tỉa vào những ngày nắng, khô ráo.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì hiệu quả 4

Phòng trừ sâu bệnh cho cây quất hồng bì

Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.

Bà con cần sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) nên sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không nên dùng các loại thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh…

Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 70 WP; Score 200 EC, thuốc gốc đồng…

Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.

Thu hoạch và bảo quản

Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.