Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản nhất

Mộc Nhi - 09:10, 21/11/2024

Phân hữu cơ hay còn được biết đến tên khác phân compost là một loại rác thải hữu cơ bị phân hủy tái chế, chuyển hóa thành dạng phân bón sử dụng tốt cho đất cây trồng. Cách ủ phân hữu cơ dễ dàng được thực hiện tại nhà.


Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp.
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp.

Với những ưu điểm vượt trội như cải thiện cấu trúc đất, cung cấp dinh dưỡng đa dạng và thân thiện với môi trường, việc tự làm phân bón hữu cơ tại nhà ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Dưới đây là cách tự làm ra phân bón hữu cơ mà bà con đều có thể thực hiện bằng những thiết bị đơn giản, giúp chúng ta có sản phẩm dinh dưỡng cho cây trồng của mình.

Ưu và nhược điểm của cách ủ phân hữu cơ

Ưu điểm: Giúp nông dân tận dụng rác thải hữu cơ, tiết kiệm chi phí cho phân bón.

Giảm lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, làm nông sản an toàn hơn cho người sử dụng.; Cung cấp lượng lớn dinh dưỡng cho cây, cải tạo đất và giảm xói mòn; Bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, cân bằng hệ sinh thái.

Nhược điểm: Chất lượng ủ phân bón hữu cơ không đồng đều dẫn đến một số loại có hàm lượng dinh dưỡng trong phân được ủ thấp.

Phân hữu cơ giải phóng dinh dưỡng chậm có thể mất 10-15 ngày để cây hấp thụ, không phù hợp cho cây cần dinh dưỡng gấp.

Một số loại cần xử lý trước khi sử dụng để tránh gây hại hoặc lây bệnh cho cây trồng.

Cần diện tích đất trống lớn để làm phân hữu cơ, tốn nhiều thời gian và công sức.

Một số loại phân tự nhiên có mùi khó chịu nếu không quen.

Quá trình tự làm phân bón thường bốc mùi khó chịu, làm mất mỹ quan khu vực xung quanh.

Bạn có thể tận dụng những rác thải của gia đình bạn như các loại rau, củ quả thừa, bị hỏng để tự làm phân hữu cơ tại nhà, ngoài ra việc này còn rất hữu ích trong việc giảm lượng rác thải ra môi trường tự nhiên.
Bạn có thể tận dụng những rác thải của gia đình bạn như các loại rau, củ quả thừa, bị hỏng để tự làm phân hữu cơ tại nhà, ngoài ra việc này còn rất hữu ích trong việc giảm lượng rác thải ra môi trường tự nhiên.

Cách ủ phân hữu cơ tại nhà

Hiện nay, thay vì sử dụng phân bón hóa học tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe và môi trường, nhiều hộ gia đình áp dụng cách ủ phân hữu cơ từ các phụ phẩm nông nghiệp, nguyên liệu nhà bếp như chuối, rơm rạ, thân cây ngô, đậu, lạc, mía, phân gia súc… mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng, đất đai cũng như giảm các nguy cơ gây hại cho sức khỏe của con người. Để ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản hiệu quả mời bà con thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chọn thùng chứa phân hữu cơ và vị trí đặt thùng

Có nhiều loại thùng được làm vật liệu đựng phân như thùng kín, thùng gỗ, thùng nhựa… Tùy vào lượng rác thải, nguyên liệu sử dụng làm phân của mỗi gia đình mà sử dụng thùng có dung tích khác nhau. Lưu ý với thùng kín thì thời gian ủ sẽ kéo dài hơn, khi sử dụng thùng kín thì nên khoan thêm vài lỗ nhỏ để có chỗ thoát nước.

Sau đó nên để thùng chứa ở những nơi dễ dàng thoát nước như đất trống thay vì gạch bê tông để đảm bảo giun và vi sinh vật có thể xâm nhập. Ngoài ra chú ý để thùng phân ở nơi xa khu vực sinh hoạt và nơi có nhiều nắng để đẩy mạnh quá trình phân hủy.

(Tổng hợp) Cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản nhất 2

Bước 2: Chọn, phân loại rác hữu cơ để làm phân vi sinh

Thành phần chính của phân bón hữu cơ là các chất hữu cơ, độ ẩm, Oxy, vi khuẩn. Các chất hữu cơ từ các loại rác thải là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng phát triển khỏe mạnh. Chính vì vậy trước khi ủ phân hữu cơ thì bạn nên phân loại, chọn loại rác để sử dụng, loại nào không nên sử dụng giúp phân đạt chất lượng cao.

Bạn có thể phân loại thành chất hữu cơ xanh và chất hữu cơ nâu để dễ dàng hơn. Trong đó chất hữu cơ xanh cung cấp Nitơ gồm: Rau củ quả thừa, lá cây tươi, cỏ vụn xén, cỏ tươi, bã cà phê, bã đậu, vỏ đậu phộng… Chất hữu cơ nâu gồm rơm, bao giấy, mạt cưa, túi trà lọc, vỏ trứng…

Tránh sử dụng các loại rác thải sau để làm phân hữu cơ tại nhà như xương động vật, phân người và vật nuôi chưa qua xử lý, vỏ sò vỏ hến, cỏ hại có hại, gỗ đã qua chế biến, lá tràm, vỏ cam, vỏ quýt, lá sả tươi, lá bạch đàn, chất béo từ sữa, cá, gia cầm… Những loại rác này có thể làm hại đến vi sinh vật, gây mùi hôi thối, tăng nguy cơ các mầm bệnh cho cây trồng.

Chọn thùng đựng hợp lý khi làm phân hữu cơ tại nhà
Chọn thùng đựng hợp lý khi làm phân hữu cơ tại nhà

Bước 3: Cách trộn phân hữu cơ tại nhà

Sau khi đã phân loại và thành phần làm phân hữu cơ tại nhà. Chúng ta sẽ tiến hành trộn theo tỷ lệ sau:

Thêm 10cm phân nâu tiếp đến 1 lớp phân xanh mỏng rồi 10cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp, ủ sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào phân. Nhưng cần chú ý đừng làm ướt quá nhiều. Rồi trộn đều phân ủ lên.

Tiếp tục thêm 1 lớp phân nâu vào cho đầy thùng chứa. Khi trộn bạn không cần cắt nhỏ phân vì cần tạo khoảng không giúp không khí lọt vào tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Lượng phân xanh không nên quá nhiều. Để kiểm tra nhiệt độ, bạn có thể dùng 1 cành tươi tắm vào giữa, sau 5-6 ngày rút ra mà cành cây nóng mạnh là đã đạt yêu cầu. Bạn cũng có thể thư bằng cách bóp mạnh xem, nếu phân ủ dính chặt là đạt yêu cầu. Nếu phân quá ướt thì bạn có thể thâm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ, phân quá khô thì thêm nước vào, đảo đều cho ngấm.

Bước 4: Sử dụng phân hữu cơ tại nhà

Sau khoảng 30 ngày ủ, nếu phân có các đặc điểm dưới đây nghĩa là phân đã đạt yêu cầu, các chất hữu cơ đã phân hủy hoàn toàn.

Phân hữu cơ nhìn thấy chuyển sang màu nâu; Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn. Trong trường hợp nếu là mùn cưa, gỗ thì sẽ thành dạng hình sợi; Phân hữu cơ có mùi đất.

Sau khi phân ủ đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn, bạn bắt đầu đem đi bón cho cây. Bón phân hữu cơ mà bạn đã ủ xung quanh gốc cây trong quá trình trồng cây. Bạn có thể trộn phân hữu cơ với đất trước khi gieo trồng. Ngoài ra bạn cũng có thể ép phân thành dạng viên, cách này sẽ giúp phân chậm tan, giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, tránh rửa trôi, hiệu quả sẽ cao hơn.

(Tổng hợp) Cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản nhất 4

Lưu ý

Khi chuẩn bị nguyên liệu làm phân hữu cơ nên tránh các nguyên liệu có chứa nhiều dầu và chất béo khó phân hủy. Ngoài ra không nên thêm quá nhiều nguyên liệu giàu nitơ, carbon. Bởi những chất này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng phân cũng như thời gian ủ phân. Ngoài ra, không nên thêm quá nhiều phụ liệu làm kéo dài thời gian phân hủy phân.

Cần chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm khi ủ phân. Nếu phân bị khô cần cung cấp thêm nước nhưng phải đảm bảo độ ẩm phù hợp.

Chú ý đảo đều phân khi ủ để cung cấp thêm oxy giúp các vi sinh vật có lợi hoạt động hiệu quả. Nhờ đó, phân giải các chất hữu cơ nhanh hơn.

Việc tự làm phân bón hữu cơ tại nhà không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại nhiều lợi ích cho đất và cây trồng. Với những bước thực hiện đơn giản như lựa chọn nguyên liệu, thiết lập khu vực ủ phân và quá trình ủ phân, bà con hoàn toàn có thể tạo ra một nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.