Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kỹ thuật nuôi cá chép giòn hiệu quả

Như Ý - 11:58, 09/08/2021

Cá chép giòn là giống cá có giá trị kinh tế cao. Để nuôi cá chép giòn thành công không quá khó, tuy nhiên để cá xuất bán thực sự đạt độ giòn, chất lượng tương xứng với giá trị kinh tế, thì điều quan trọng là bà con phải nắm vững kỹ thuật nuôi. Dưới đây là các bước quy trình kỹ thuật nuôi cá chép giòn mang lại hiệu quả cao mời bà con tham khảo.

Kỹ thuật nuôi cá chép giòn hiệu quả

Chuẩn bị ao nuôi, lồng nuôi

Mô hình nuôi cá chép giòn phù hợp cả với ao đất, lồng bè hoặc bể xi măng. Tuy nhiên, cá thích sống ở tầng đáy, có thể đạt kích thước lớn và khỏe mạnh. Vì thế, đối với ao nuôi, người nuôi cần phải chuẩn bị ao, lồng đảm bảo các tiêu chí sau:

Vị trí: Ao nuôi nên gần nhà để tiện quản lý chăm sóc, vì đây là giống cá có giá trị kinh tế cao. Trường hợp không gần nhà, nên làm chòi gác. Ao gần đường đi lại, thuận tiện trong quá trình vận chuyển giống, thức ăn và xuất bán.

Diện tích: Cá chép giòn có kích thước lớn, vì thế diện tích ao nuôi tối thiểu phải từ 2.000 – 5.000m2. Ao đào sâu hơn 2m, khoảng cách từ mặt nước cao nhất đến miệng ao cách ít nhất 40 – 50cm.

Yêu cầu khi đào ao nuôi: Ao nuôi cá giòn nên đào gần nguồn nước sạch, đáp ứng quá trình thay nước thường xuyên. Cần tránh các mạch nước ngầm. Vì rất có thể chứa thành phần kim loại nặng độc hại cho cá mà khó nhận biết.

Ao cá ban đầu phải lót bạt, kè đá hoặc lát xi măng. Đây là điều kiện đầu tiên tạo ra sự khác biệt giữa cá chép giòn và cá chép thường. Cấu tạo ao phải để như vậy là vì thức ăn cho cá chủ yếu được cung cấp là từ đậu tằm, nó không được phép lẫn với thức ăn từ tự nhiên.

Trước khi thả cả bạn cần phải tháo cạn, nạo bùn, vớt bèo, san phẳng phần đáy. Khi đã dọn xong bạn phải rắc vôi bột lên bề mặt để cân bằng lại độ pH của ao. Trung bình 10kg vôi đủ cho 100m vuông.

Phơi ao trong khoảng thời gian 3 ngày hoặc nhiều hơn. Khi đã đủ thời gian bạn hãy cho thêm nước vào, mực nước được khuyên dùng cho cá chép giòn là từ 1m5 đến 1m8. Mực nước sâu hơn rất nhiều so với quy mô nuôi cá trắm cỏ.

Phần nước đưa vào trong ao phải đảm bảo sạch sẽ, nên sẽ phải dùng nhiều tấm lọc trong quá trình dẫn nước vào trong ao.

Lưu ý: Nước để nuôi cá chép giòn không được quá đục, cũng không được quá trong suốt. Cân bằng nước là yếu tố cần thiết.

Môi trường ao nuôi:

- Nước nuôi cá có độ pH từ 7,5 – 8,5.

-Nhiệt độ trung bình của nước ao từ 20 – 32 độ C.

-Nồng độ oxy hòa tan thích hợp cho cá chép giòn từ 5 – 8mg/ lít.

Chọn cá chép giống

– Lựa chọn những con cá hoàn chỉnh, không bị xây xát.

– Thân cá không bị mất nhớt.

– Tốt nhất nên lựa chọn cá có kích cỡ đồng đều, cùng đàn để tránh việc tranh giành thức ăn sau này.

– Trọng lượng cá giống từ 0,8 – 1kg/con. Nếu nuôi từ con giống nhỏ, phải mất khoảng 3 năm.

Bà con có thể nuôi cá chép giòn từ 1 – 2 vụ/năm, trung bình mỗi vụ kéo dài từ 3 – 5 tháng.

Sử dụng đậu tằm làm thức ăn giúp cá chép giòn bóng đẹp hơn
Sử dụng đậu tằm làm thức ăn giúp cá chép giòn bóng đẹp hơn

Vận chuyển cá giống

Trước khi vận chuyển về ao nuôi, tiến hành cho cá nhịn ăn 1 ngày. Do giống cá chép giòn đã có kích thước khá lớn, vì thế việc vận chuyển cũng khó khăn hơn. Đòi hỏi phải sử dụng hình thức vận chuyển hở có sục khí, liên tục cung cấp oxy trong nước để cá sống sót, không bị mệt mỏi.

Mật độ trong thùng vận chuyển chỉ nên duy trì từ 70 – 80kg/m2. Hoặc chia thành các bao có chứa 20 lít nước, mỗi bao thả 10 con cá. Các bao đựng cá phải được xếp chặt, tránh dịch chuyển, va chạm khi đi. Tốt nhất, bà con nên dùng đá lạnh để hạ bớt nhiệt độ nước vào mùa hè. Chỉ nên duy trì ở ngưỡng 20 – 25 độ C. Tiến hành vận chuyển cá vào sáng sớm hoặc chiều muộn là thích hợp nhất.

Thả cá

Mật độ thả cá chép giòn trong lồng bè từ 0,5 – 0,7m2/con. Nếu nuôi trong ao đất, mật độ có thể duy trì từ 0,5 – 1 con/m2. Thả với mật độ quá cao sẽ khiến chúng tranh giành thức ăn, ảnh hưởng tới chất lượng và mẫu mã khi xuất bạn.

Để tăng tỉ lệ sống sót, phòng trừ mầm bệnh và khả năng thích nghi, trước khi thả xuống ao nuôi, cần tiến hành tắm cho cá theo một trong những cách sau:

Cách 1: Muối pha loãng 2 – 3%, cho vào bể ngâm cá giống trong thời gian khoảng 5 – 10 phút.

Cách 2: Sử dụng dung dịch thuốc tím với liều lượng 30 – 50g/m2 để tắm cho cá. Ngâm chúng trong khoảng 10 – 15 phút.

Sau đó, vớt và thả cá xuống ao vào chiều tối, khi thời tiết mát mẻ và dễ chịu. Để tránh để cá bị sốc nhiệt nước ao và môi trường nuôi, bà con tiến hành mở miệng túi từ từ.

Thức ăn

Trong tuần đầu tiên bà con cứ cho cá ăn theo thức ăn bình thường, nếu cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng chúng sẽ lớp rất nhanh. Chỉ sau 1 tuần cho chúng ăn hạt đầu tằm. Lúc đầu không quen chúng sẽ không ăn, nhưng khi đã luyện tập sau vài ngày chúng sẽ ăn với lượng nhỏ. Sau khi đã quen dần bạn phải cho chúng ăn 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng sớm và buổi chiều.

Đậu tằm cho cá chép giòn ăn phải được ngâm qua nước trong khoảng 1 ngày đêm. Thức ăn này phải cho vào lồng quây, hoặc cho vào sàng. Đây chính là lý do tại sao ở bước đầu tiên nhất chúng ta chuẩn bị tấm lót bạt hoặc lát xi măng ở dưới đáy.

Nếu làm khung để chăn cá thì phải đảm bảo một hung làm bằng lưới thép, 1 khung quây lưới cước như vậy thức ăn sẽ không có chỗ để sơ hở, tránh để thức ăn chảy ra ngoài, vừa lãng phí vừa dễ làm ô nhiễm nguồn nước.

Phòng bệnh cho cá chép giòn

Cá thích nghi tốt với môi trường sống. Tuy nhiên, để giảm nguy có dịch bệnh, rủi ro, cần tiến hành bổ sung Tiên Đắc I trộn vào thức ăn ép cám viên nổi cho cá ăn 1 tháng/lần. Liều lượng 100g thuốc/500kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục như vậy trong 3 ngày để tăng sức đề kháng.

Bà con cũng có thể dùng tỏi xay, liều lượng 3 – 5kg tỏi trộn với 1kg thức ăn đem ép cám viên nổi.

Nên dùng thêm vitamin C với liều lượng 30ng/kg thức ăn, cho đàn cá ăn hàng ngày.

Thu hoạch

Tùy vào trọng lượng mong muốn ở đầu ra bà bà con lựa chọn thời điểm thu hoạch thích hợp. Có thể là 5 tháng hoặc 6 tháng. Trước khi thu hoạch, cho cá nhịn ăn 1 ngày./.