Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kon Tum: Trình diễn, trưng bày nghề thủ công truyền thống của các DTTS

Ngọc Chí - 07:14, 27/12/2024

Sáng 26/12, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum tổ chức Chuyên đề trình diễn, trưng bày kết quả sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa “Nghề thủ công truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh”.

Ban Tổ chức tặng hoa cho các nghệ nhân tham gia trình diễn, trưng bày nghề thủ công truyền thống của các DTTS
Ban Tổ chức tặng hoa cho các nghệ nhân tham gia trình diễn, trưng bày nghề thủ công truyền thống của các DTTS

Kon Tum là nơi hội tụ của 43 dân tộc, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm và Hrê. Từ xa xưa, với đôi bàn tay khéo léo, tính cần cù chịu khó và óc sáng tạo, cư dân các DTTS tại chỗ đã phát triển một số nghề thủ công truyền thống như: Đan lát, làm gốm, dệt vải, rèn, làm rượu cần… để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hằng ngày.

Các nghệ nhân trình diễn nghề rèn truyền thống của dân tộc Xơ Đăng – nhánh Tơ Đ'rá
Các nghệ nhân trình diễn nghề rèn truyền thống của dân tộc Xơ Đăng - nhánh Tơ Đ'rá

Mỗi nghề truyền thống chứa đựng giá trị văn hóa độc đáo riêng, là di sản văn hóa quý báu được hình thành, phát triển và lưu truyền từ đời này qua đời khác, góp phần tạo nên bức tranh đa màu sắc của nền văn hóa Vệt Nam. Nhiều nghề truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã hội tụ được các nghệ nhân tài trí sáng tạo, những bàn tay vàng, khéo léo làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, hoàn mỹ vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị văn hóa.

Nghệ nhân Y Ber giới thiệu nghề làm gốm truyền thống của dân tộc Ba Na
Nghệ nhân Y Ber giới thiệu nghề làm gốm truyền thống của dân tộc Ba Na

Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum cho biết: Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước sự thay đổi của xã hội hiện đại ngày nay, một số nghề có giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, tỉnh Kon Tum đã triển khai công tác bảo tồn các nghề truyền thống và sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa.

Việc tổ chức trình diễn, trưng bày “Nghề thủ công truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh” với mong muốn nâng cao nhận thức về bảo vệ và gìn giữ giá trị di sản văn hóa truyền thống các DTTS. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho các nghệ nhân nắm giữ các tri thức dân gian nghề thủ công truyền thống có không gian để thực hành giới thiệu di sản văn hóa của dân tộc mình và giao lưu với các dân tộc anh em khác trong không gian trưng bày chuyên đề.

Các nghệ nhân giới thiệu nghề dệt truyền thống của dân tộc Gia Rai
Các nghệ nhân giới thiệu nghề dệt truyền thống của dân tộc Gia Rai

Chuyên đề lần này, Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum trưng bày hơn 200 tư liệu, hình ảnh, hiện vật là công cụ chế tác và sản phẩm của 5 nghề thủ công tiêu biểu của DTTS tại chỗ tỉnh Kon Tum: Nghề đan lát, nghề làm gốm, nghề dệt, nghề rèn, nghề làm rượu cần. Đồng thời, tổ chức hoạt động trình diễn chế tác và trải nghiệm 5 nghề thủ công truyền thống của các nghệ nhân và quý khách tham quan được trực tiếp tham gia trải nghiệm.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.