Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao

Cát Tường - 11:32, 15/04/2022

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có 19.667 trang trại theo tiêu chí mới. Trong đó có 4.325 trang trại trồng trọt, 12.013 trang trại chăn nuôi, 129 trang trại lâm nghiệp, 1.267 trang trại nuôi thủy sản, 3 trang trại sản xuất muối, 1.930 trang trại tổng hợp. Kinh tế trang trại hiện đang mang lại hiệu quả cao.

Kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao
Kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao

Kinh tế trang trại được xem là thành tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Hà Nội. Mô hình này đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giúp người nông dân sử dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn cũng như đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy phát triển kinh tế trang trại còn một số khó khăn về nguồn vốn, chất lượng nhân lực lao động, ứng dụng khoa học công nghệ mới. Hay nhiều chủ trang trại chưa chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu, việc liên kết giữa các trang trại còn hạn chế…

Đơn cử, tại nhiều địa phương, các trang trại hoạt động theo hướng tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm có nơi chưa bảo đảm nên sức cạnh tranh yếu. Nhiều trang trại thiếu vốn đầu tư, chưa đưa được công nghệ mới vào sản xuất..., dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, bán ra thị trường chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, hiệu quả thấp.

Hiện nay, nhiều địa phương có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển kinh tế trang trại. Việc phát triển kinh tế trang trại thời gian qua đã cung ứng lượng lớn sản phẩm cho thị trường và góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Nhiều chủ trang trại chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa trong quá trình sản xuất giúp tăng năng suất lao động, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; chủ động liên kết doanh nghiệp để tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm với giá cả ổn định, đạt hiệu quả cao; đồng thời góp phần khai thác tốt tiềm năng đất đai và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động...

Thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho các chủ trang trại; hỗ trợ các trang trại tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để đẩy mạnh sản xuất; khuyến khích các chủ trang trại liên kết với doanh nghiệp nhằm bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Các địa phương cần khuyến khích các chủ trang trại liên kết hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng mã vùng trồng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.