Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Khám phá bảo tàng “độc nhất vô nhị” ở Nam Định

Vũ Mừng - 01:14, 15/07/2024

Tại thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có một “Bảo tàng Đồng quê” được xây dựng từ tấm lòng cô giáo làng và chồng là một vị tướng quân đội. Nơi đây hiện đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị lịch sử, trở thành điểm tham quan, du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. "Bảo tàng Đồng quê" được nhìn nhận như là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và gợi mở tương lai…

Nằm trên mảnh đất có diện tích 6.000 mét vuông, Bảo tàng Đồng Quê tái hiện lại cơ bản cuộc sống chân quê, dân dã của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ từ xưa đến nay. Bảo tàng do nhà giáo Ngô Thị Khiếu, người con của quê Giao Thịnh, cùng chồng là thiếu tướng Hoàng Kiền lập ra.
Nằm trên mảnh đất có diện tích 6.000 mét vuông, Bảo tàng Đồng Quê tái hiện lại cơ bản cuộc sống chân quê, dân dã của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ từ xưa đến nay. Bảo tàng do nhà giáo Ngô Thị Khiếu, người con của quê Giao Thịnh, cùng chồng là Thiếu tướng Hoàng Kiền lập ra.
Ðây là một trong những bảo tàng tư nhân có quy mô lớn trên cả nước, đồng thời cũng là bảo tàng trưng bày hiện vật về đồng quê đầu tiên ở Việt Nam.
Ðây là một trong những bảo tàng tư nhân có quy mô lớn trên cả nước, đồng thời cũng là bảo tàng trưng bày hiện vật về đồng quê đầu tiên ở Việt Nam.
(ẢNH) Khám phá bảo tàng “độc nhất vô nhị” ở Nam Định 2
(ẢNH) Khám phá bảo tàng “độc nhất vô nhị” ở Nam Định 3
Ở không gian ngoài trời, du khách được tìm hiểu, chiêm ngưỡng những nếp nhà xưa ở nông thôn miền bắc qua ba mô hình
Ở không gian ngoài trời, du khách được tìm hiểu, chiêm ngưỡng những nếp nhà xưa ở nông thôn miền Bắc qua 3 mô hình: Gia đình bần nông; Gia đình trung nông và Gia đình địa chủ
Những vật dụng thường nhật của hộ gia đình bần nông và địa chủ được trưng bày tại bảo tàng.
Những vật dụng thường nhật của hộ gia đình bần nông và địa chủ được trưng bày tại bảo tàng.
Ngôi nhà địa chủ cũ có thiết kế 5 gian, sân rộng, đúng nguyên bản được mua lại từ một gia đình trong xã Giao Thịnh với đầy đủ vật dụng đi kèm: Tủ chè, sập gụ, rương, tráp, tràng kỷ…
Ngôi nhà địa chủ cũ có thiết kế 5 gian, sân rộng, đúng nguyên bản được mua lại từ một gia đình trong xã Giao Thịnh với đầy đủ vật dụng đi kèm: Tủ chè, sập gụ, rương, tráp, tràng kỷ…
Kiến trúc của cửa ngõ cũng được tỉ mỉ phục dựng theo phong cách những năm 40 của thế kỷ XX.
Kiến trúc của cửa ngõ cũng được tỉ mỉ phục dựng theo phong cách những năm 40 của thế kỷ XX.
Khu trưng bày trong nhà được sắp xếp tại một công trình bốn tầng nằm chính giữa trung tâm bảo tàng. Tầng một trưng bày những kỷ vật "đời chiến sĩ".
Khu trưng bày trong nhà được sắp xếp tại một công trình bốn tầng nằm chính giữa trung tâm bảo tàng. Tầng một trưng bày những kỷ vật "đời chiến sĩ".
Hiện vật tại đây được bố trí độc lập, chia ra các chủ đề chính: Đường Trường Sơn - Biên giới phía Nam - Trường Sa - Hoạt động của lực lượng Công binh… Độc đáo và quý nhất chính là những hiện vật, bức ảnh về quá trình xây dựng quần đảo Trường Sa của những người con Nam Định.
Hiện vật tại đây được bố trí độc lập, chia ra các chủ đề chính: Đường Trường Sơn - Biên giới phía Nam - Trường Sa - Hoạt động của lực lượng Công binh… Độc đáo và quý nhất chính là những hiện vật, bức ảnh về quá trình xây dựng quần đảo Trường Sa của những người con Nam Định.
Tại không gian trưng bày tầng 2 và 3 của Bảo tàng Đồng quê, chủ đề chính ở đây là cây lúa với đồng bằng Bắc Bộ. Các hiện vật ở đây chủ yếu là các nông cụ liên quan đến nghề trồng lúa. Đây là các nông cụ đã qua sản xuất, đã gắn bó với đời sống ông cha, như bộ sưu tập về các nông cụ làm đất, rồi các nông cụ chăm sóc lúa, các nông cụ thu hoạch, chế biến lúa và thể hiện đời sống của họ rõ nhất qua gian bếp.
Tại không gian trưng bày tầng 2 và 3 của Bảo tàng Đồng quê, chủ đề chính ở đây là cây lúa với đồng bằng Bắc Bộ. Các hiện vật ở đây chủ yếu là các nông cụ liên quan đến nghề trồng lúa. Đây là các nông cụ đã qua sản xuất, đã gắn bó với đời sống ông cha, như bộ sưu tập về các nông cụ làm đất, rồi các nông cụ chăm sóc lúa, các nông cụ thu hoạch, chế biến lúa và thể hiện đời sống của họ rõ nhất qua gian bếp.
Tại đây còn trưng bày hàng nghìn hiện vật đặc trưng cho vùng Bắc bộ bao gồm công cụ lao động trong sản xuất nông nghiệp, nghề biển, nghề muối, dụng cụ sinh hoạt, đồ dùng. Có khoảng 700 chiếc nồi, mâm, chậu, sanh đồng; hơn 100 chiếc đèn dầu; hơn một tạ tiền xu các loại, 2kg tiền giấy Đông Dương…với hồ sơ đầy đủ.
Tại đây còn trưng bày hàng nghìn hiện vật đặc trưng cho vùng Bắc bộ bao gồm công cụ lao động trong sản xuất nông nghiệp, nghề biển, nghề muối, dụng cụ sinh hoạt, đồ dùng. Có khoảng 700 chiếc nồi, mâm, chậu, sanh đồng; hơn 100 chiếc đèn dầu; hơn một tạ tiền xu các loại, 2kg tiền giấy Đông Dương…với hồ sơ đầy đủ.
Từ ước mong nhỏ bé lúc ban đầu của cô giáo về hưu Ngô Thị Khiếu, phu nhân Thiếu tướng Hoàng Kiền - xây một thư viện nhỏ cho các em học sinh và bà con có nơi để đọc sách và trưng bày những hiện vật đồng quê đang dần bị mai một! Ước mong chính đáng ấy của bà đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ huyện, xã, bà con làng xóm, bạn bè gần xa. Công trình Bảo tàng đồng quê được khởi công tháng 3 năm 2011 và đến nay đã qua hơn chục năm hoạt động phục vụ Nhân dân và du khách gần xa. Hơn 10 năm Bảo tàng đã đón hơn 250.000 lượt khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu. Bảo tàng là một dự án văn hóa tư nhân, một công trình văn hóa tái hiện lại tâm hồn, cuộc sống, tinh thần lao động cần cù, đấu tranh với thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, nó là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và gợi mở tương lai…
Từ ước mong nhỏ bé lúc ban đầu của cô giáo về hưu Ngô Thị Khiếu, phu nhân Thiếu tướng Hoàng Kiền - xây một thư viện nhỏ cho các em học sinh và bà con có nơi để đọc sách và trưng bày những hiện vật đồng quê đang dần bị mai một! Ước mong chính đáng ấy của bà đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ huyện, xã, bà con làng xóm, bạn bè gần xa. Công trình Bảo tàng đồng quê được khởi công tháng 3, năm 2011 và đến nay, đã hơn 10 năm Bảo tàng đã đón hơn 250.000 lượt khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu. Bảo tàng là một dự án văn hóa tư nhân, một công trình văn hóa tái hiện lại tâm hồn, cuộc sống, tinh thần lao động cần cù, đấu tranh với thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, nó là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và gợi mở tương lai…